Phát hiện xác ướp khủng long với lớp da vẫn còn "óng ánh" sau 67 triệu năm bị chôn vùi

Các nhà khoa học đã kiểm tra một xác ướp khủng long được gọi là "Dakota", với lớp da vẫn còn độ "long lanh" sau 67 triệu năm chôn vùi.

Khoảng 67 triệu năm trước, ở khu vực ngày nay là phía Bắc Dakota, một con khủng long mỏ vịt vì một lý do nào đó đã ngã quỵ và chết, điều này đã lôi kéo một loài loài vật cổ đại họ hàng với cá sấu đến, cắn xé xác nó, để lại nhiều lỗ thủng trên da và vết răng ở xương. Ngày nay, bằng chứng về bữa tiệc của những kẻ săn mồi trên vẫn có thể được hiện hữu trên hóa thạch của loài khủng long, trong đó bộ da của loài khủng long này là vô cùng đáng chú ý. 

Một nghiên cứu mới cho thấy những vết cắn kéo dài này có thể giúp giải thích cách giúp con khủng long trở thành xác ướp. Nghiên cứu cũng nhận định rằng xác ướp khủng long với lớp da đặc biệt và các mô mềm được bảo quản tốt hơn các nhà khoa học từng nghĩ.

Phát hiện xác ướp khủng long với lớp da vẫn còn óng ánh sau 67 triệu năm bị chôn vùi

Phát hiện xác ướp khủng long với lớp da vẫn còn óng ánh sau 67 triệu năm bị chôn vùi 2
Theo trưởng nhóm nghiên cứu Clint Boyd, hoá thạch Edmontosaurus bị mất đầu và chóp đuôi, luôn cả chi trước bên trái, tuy nhiên toàn bộ phần còn lại của mẫu vật còn nguyên vẹn. Những mảng da lớn bao phủ xương ở chi trước bên phải, chi sau và đuôi của nó. 

Mindy Householder, một trong những nhà nghiên cứu cho biết, lớp da có màu nâu rất đậm, gần như nâu đen và có một chút "óng ánh" do chứa nhiều chất sắt bên trong từ quá trình hóa thạch, Mindy Householder, đồng tác giả nghiên cứu cho biết.

Bộ da lấp lánh của Dakota đã được trưng bày trước công chúng tại Trung tâm Di sản bắt đầu từ năm 2014, mặc dù vào thời điểm đó, hóa thạch vẫn bong tróc khỏi lớp đá xung quanh. Vào năm 2018, các chuyên gia chuẩn bị làm sạch hoá thạch một cách kỹ lưỡng hơn và trong quá trình đó, họ phát hiện ra những dấu vết trông như vết cắn. Ban đầu, nhà nghiên cứu Becky Barnes, nhà cổ sinh vật học và quản lý phòng thí nghiệm tại Cục Khảo sát Địa chất Bắc Dakota, đã cho rằng các vết cắn được phát hiện ở trên đuôi của mẫu vật và nhiều vết cắn trên "ngón út" của chi phải. 

Phát hiện xác ướp khủng long với lớp da vẫn còn óng ánh sau 67 triệu năm bị chôn vùi 3

Thông qua phân tích của mình, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng "những rãnh sâu, vết cào và vết thủng" trên đuôi của Dakota có khả năng được tạo ra bởi răng hoặc móng vuốt xuyên qua da thịt. Các tác giả nghiên cứu gợi ý rằng có thể một con cá sấu hoặc một con khủng long, chẳng hạn như deinonychosaur lớn hoặc một con T-Rex trưởng thành đã để lại những dấu vết như vậy. Nhóm nghiên cứu cũng tìm thấy hơn hàng chục vết thương thủng trên bàn tay phải và cẳng tay của Dakota, đồng thời lưu ý rằng da của con vật sau này đã bị bong tróc một phần, có thể là do một loài vật ăn thịt thối để lại. 

Hiện tại các nhà nghiên cứu đã dành khoảng 14.000 giờ làm việc trên mẫu vật Dakota, và họ dự kiến ​​sẽ dành thêm vài nghìn giờ nữa với xác ướp ấn tượng này, để có thể tìm hiểu được phản ứng hoá học nào cho phép da khủng long hoá thạch có thể được bảo quản lâu nhưng vẫn giữ được độ mới như ban đầu. 

 

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Lên đầu trang