Nghe hơi lạ nhưng anime có chất lượng trung bình đang ngày một khá sản xuất và sinh lời hơn. Đây có phải lý do khiến anime hoặc là siêu hay, hoặc là làm siêu tệ không nhỉ? Cùng xem câu trả lời từ người trong cuộc nhé.
Anime vốn là một trong những ngành công nghiệp nổi tiếng nhất của Nhật Bản. Tại đất nước mặt trời mọc hiện có hàng chục, hàng trăm studio với đội ngũ nhân viên lành nghề không ngừng làm việc để cho ra khoảng 200 tựa anime lớn nhỏ mỗi năm. Làm anime có tiền không? Có chứ, nhưng được nhiều hơn hay mất nhiều hơn thì "mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh".
Mới đây, đội ngũ sản xuất anime Jashin-chan Dropkick đã có dịp chia sẻ quá trình làm phim của họ trong một buổi phỏng vấn. Trước khi đi sâu vào chi tiết thì ta cùng tìm hiểu chút chút về Jashin-chan Dropkick nhé.
Jashin-chan Dropkick là gì?
Jashin-chan Dropkick - Dropkick On My Devil là anime chuyển thể từ web manga cùng tên do studio Nomad thực hiện. Phần đầu tiên của phim lên sóng vào năm 2018. Đến năm 2020 thì phần 2 được phát hành. Mới đây, ngày 6 tháng 7 năm 2022, Jashin-chan Dropkick season 3 cũng đã lên sóng với 67 triệu yên tiền sản xuất huy động từ cộng đồng.
Nhìn chung, Jashin-chan Dropkick là một anime kém tiếng, có chất lượng ở mức trung bình khá. Các phần phim tuy không được đánh giá quá cao nhưng điểm số thì vẫn ở mức chấp nhận được (trên MyAnimeList, điểm của Jashin-chan Dropkick dao động từ 6 - 7.6 điểm).
Sản xuất anime trung bình đang ngày càng khó khăn hơn
Giờ, chúng ta hãy quay lại với nội dung chính của bài viết nhé. Trong buổi phỏng vấn, ê kíp anime Jashin-chan Dropkick đã chia sẻ rằng việc sản xuất các dự án anime ở mức trung bình đang gặp khá nhiều vấn đề. So với trước đây thì việc kiếm lời từ các dự án này đang khó khăn hơn gấp bội phần. Các lý do có thể kể đến bao gồm:
- Các sản phẩm vật lý không được bán (do không thể cạnh tranh với các sản phẩm chất lượng cao).
- Số lượng nhà tài trợ đang giảm dần vì lợi ích đầu tư không cao.
- Tác động từ COVID-19 khiến việc quảng bá gặp nhiều khó khăn.
- Quá trình phân phối phim bị trì hoãn cho sự kiểm duyệt quá chặt của Trung Quốc.
- Chi phí sản xuất đang tăng mạnh nhưng giá trị sản phẩm bán ra thì không tăng thêm là bao.
- Đồng yên đang mất giá quá nhiều so với các đồng tiền khác, dẫn đến việc thu nhập khi phát hành phim ở nước ngoài không thật sự có lợi.
Xem thêm: Người làm anime được trả lương cao gấp 3 lần tại Trung Quốc!
Kazuki Yanase, đại diện cho đơn vị quảng cáo anime đã thẳng thắn chia sẻ về thói quen của người dùng thời nay:
Khách hàng cảm thấy họ không cần mua hoặc đơn giản là họ không mua. Các sản phẩm còn không có sẵn ở các cửa hàng bán lẻ. Giờ những cửa hàng bán lẻ DVD, Bluray số lượng lớn khoảng vài chục nghìn bản dường như đã biến mât cả.
Các máy Machinko ăn theo cũng trở nên khó bán hơn. Những công ty game giờ cũng tự làm hình ảnh và giảm thuê chúng tôi làm việc.
Trong 70 tác phẩm tiến vào thị trường Trung Quốc mỗi mùa thì chỉ có đâu đó 10 tác phẩm lọt cửa kiểm duyệt àm thôi. Trường hợp của Jashin-chan Dropkick thì tôi cũng không rõ. Nói chung là thị trường Trung Quốc không kiếm được tiền nữa rồi.
Chi phí sản xuất giờ đã tăng lên 30%, tiền đầu vào thì tăng nhưng không có nghĩa tiền đầu ra cũng tăng.
Nói tóm lại thì việc bán các sản phẩm ăn theo ở Trung Quốc đang là mũi nhọn. Khác biệt giữa anime cao cấp và anime trung bình là vô cùng lớn. Các anime chất lượng cao dễ sống hơn còn các bộ tầm trung thì ngày càng khó sản xuất. Hiện tại, mỗi mùa có thể có đến 70 anime nhưng tương lai có lẽ sẽ chỉ còn cỡ 40.
Theo các chia sẻ trên, ta có thể nhận ra rằng việc sản xuất anime đang gặp khó khăn hơn trước rất nhiều. Để kiếm lời, các đơn vị làm phim cần chấp nhận mức chi phí cao để cho ra các anime có chất lượng tốt nhất, từ đó thu về lợi nhuận xứng đáng. Khi xưa, nếu những anime tầm trung có thể kiếm thu nhập từ việc bán đĩa thì giờ chúng gần như chỉ đem về "lỗ" cho đội ngũ sản xuất.
Từ các thông tin trên, ta cũng sẽ nhận ra khá nhiều điều hay ho. Để thu hút khán giả mua sản phẩm ăn theo hoặc dễ dàng gia tăng danh tiếng tác phẩm, các anime có nhân vật nữ chính xinh đẹp, ecchi đang được thực hiện khá nhiều. Các studio lớn có nguồn lực mạnh thì thầu những bộ nổi tiếng và làm chúng thành tuyệt phẩm để thu về siêu lợi nhuận.
Những khó khăn của ê kíp Jashin-chan Dropkick sẽ còn tồn tại rất lâu trong tương lai. Ngành công nghiệp anime rồi sẽ đi về đâu? Câu hỏi này chắc ta chỉ còn cách... theo dõi để có lời giải chính xác nhất. Cá nhân bạn thì bạn nghĩ thế nào về aniem Nhật Bản? Hãy để lại bình luận để chúng ta cùng nhau chém gió nhé!
Xem thêm: Các studio anime Nhật Bản trả lương bao nhiêu cho nhân viên của mình?
Tham gia cộng đồng fan anime manga và cập nhật những thông tin nóng hổi tại đây: