Thất Đại Tội - Câu chuyện về 7 tội lỗi lớn nhất của con người

Trong truyền thuyết của Công Giáo luôn kể về 7 tội lỗi lớn nhất của con người để răn đe và hạn chế những điều xấu sẽ xảy ra với những người đã lỡ vướng vào 7 tội lỗi chết người này

Thất Đại Tội, hay còn được gọi là 7 tội lỗi chết người hoặc tội lỗi hồng y. Đây là nhóm tội lỗi được biết đến nhiều nhất trong Kito giáo để nói về sự lạm dụng hoặc sự thái quá về những đam mê của con người. Những hành vi nằm trong Thất Đại Tội đều có những ảnh hưởng trực tiếp đến con người và là nguồn gốc của nhiều điều vô đạo đức khác. Thất Đại Tội của con người được Kito giáo được phân chia lần lượt bao gồm Kiêu Ngạo, Tham Lam, Dục Vọng, Lười Biếng, Đố Kị và Háu Ăn.

Hấu hết những tội lỗi này đều được Dante Alighieri định nghĩa đều là những phiên bản đồi trụy và đồi bại nhất của những ham muốn con người với thứ này hoặc thứ khác. Những tội lỗi được kể ở trên thường sẽ gắn liền với sự Kiêu Ngạo, thứ vốn được xem là cha đẻ của mọi tội lỗi.

1. Dục Vọng

Thất Đại Tội - Câu chuyện về 7 tội lỗi lớn nhất của con người

Dục Vọng thường nói về những kẻ có ham muốn về tình dục môt cách mãnh liệt và không thể kiếm soát được. Sự ham muốn này có thể khiến cho một người thực hiện những hành vi như ngoại tình, hãm hiếp, thú tính hoặc những hành vi tình dục vô đạo đức khác. Ngoài ra thì Dục Vọng còn có thể được hiểu là những ham muốn thái quá của con người, về tiền bạc, quyền lực và những thứ tội lỗi khác. Theo như lời của Henry Edward Manning từng nói thì sự ô uế của Dục Vọng có thể biến con người trở thành "nô lệ của Quỷ dữ". Dục Vọng cũng được xem là một tội lỗi nghiệm trọng nhưng không phải là nhất. Trong cuốn sách Purgatorio của Dante có từng nói rằng, những người biết ăn năn hối lỗi có thể bước qua ngọn lửa thanh tẩy của ruộng bậc thang núi Luyện Ngục để có thể thanh tẩy đi những suy nghĩ và cảm xúc dâm đãng của mình, giành được quyền để có thể lên Thiên đàng.

2. Tham Ăn

Thất Đại Tội - Câu chuyện về 7 tội lỗi lớn nhất của con người 2

Tham Ăn thể hiện sự ham muốn tột độ đối với thực phẩm và sựu ham muốn đó dần dà trở thành nguồn cơn của tội ác. Sự thèm muốn thức ăn quá độ có thể dẫn đến sự ích kỉ, cơ bản đó là đặt mối quan tâm và lợi ích của bản thân lên trên hạnh phúc hoặc lợi ích của người khác. Trong thời chiến tranh, lúc thực phẩm trở nên khan hiếm nhất thì người ta có thể gián tiếp giết hại lẫn nhau thông qua nạn đói bằng cách ăn uống quá nhiều hoặc thậm chí là ăn quá sớm.

Những nhà lãnh đạo thuộc thời Trung Cổ đã có những cái nhìn bao quát hơn về sự háu ăn, cho rằng nó cũng bao gồm những người có trong mình sự ám ảnh liên quan đến thức ăn, và ăn liên tục những loại thực phẩm đắt tiền. Thomas Aquinas, một nhà lãnh đạo thời Trung Cổ đã liệt kê ra một danh sách 5 nguyên nhân mà người ta có thể phạm vào tội háu ăn. Trong danh sách này thì sự háo hức quá mức khi ăn có thể được coi là tội nghiêm trọng nhất bì nó gần như vượt qua niềm vui ăn uống thông thường của một con người, có thể làm cho một người nào đó trở nên bốc đồng, sống chỉ để ăn uống và mất đi sự gắn bó với những thú vui liên quan đến sức khỏe, xã hội, trí tuệ và tinh thần.

3. Tham Lam

Thất Đại Tội - Câu chuyện về 7 tội lỗi lớn nhất của con người 3

Ham muốn và ham ăn có thể được đề cập như là một phần của sự Tham Lam. Tuy nhiên theo như mô tả của Giáo Hội thì Tham Lam là một khao khát giả tạo và luôn theo đuổi của cải vật chất. Thomas Aquinas từng viết rằng: "Tham lam là một tội lỗi chống lại Thiên Chúa, giống như những tội lỗi khác ở phàm trần, tội lỗi này nặng như việc con người lên án những thứ vĩnh cữu vì lợi ích của những thứ mang tính tạm thời." Những tội lỗi của Tham Lam thường bao gồm tích trữ tài liệu hoặc đồ vật, trộm cắp được thực hiện bằng những hình thức bạo lực, lừa đảo, thao túng và những thành vi bắt nguồn từ lòng tham. Tham Lam là một mong muốn vô hạn của con người để có thể sở hữu một hoặc nhiều hơn một nhu cầu, đặc biệt là đối với sự giàu có và vật chất. Tất nhiên là sự Tham Lam cũng dẫn đến rất nhiều những điều xấu xa.

4. Lười Biếng

Thất Đại Tội - Câu chuyện về 7 tội lỗi lớn nhất của con người 4

Lười Biếng được định nghĩa là "nỗi buồn về lợi ích tình thần" là việc ngừng sử dụng 7 món quà được ban tặng bởi Chúa Thánh Thần (Trí Tuệ, Hiểu Biết, Luật Lệ, Kiến Thức, Đạo Đức, Sự Kiên Cường và Sự tôn tính với Chúa), ngoài ra tội lỗi này cũng được định nghĩa là sự thất bại trong việc thực hiện những điều mà một con người nên làm. Cũng theo định nghĩa này thì cái ác tồn tại bởi vì những người tốt không làm gì cả. Không giống như những tội lỗi khác, Lười Biếng được xem là tội lỗi của sự vô đạo đức, là sự bỏ đi trách nhiệm của bản thân mình. Lười Biếng không chỉ khiến cho sinh kế của cơ thể thay đổi, không quan tâm đến những quy trình thường ngày của nó mà còn làm cho tâm trí trở nên chậm chạp, bỏ qua sự chú ý đến những vấn đề quan trọng.

5. Phẫn Nộ

Thất Đại Tội - Câu chuyện về 7 tội lỗi lớn nhất của con người 5

Phẫn Nộ là cảm giác giận dữ, thù hằn và thù hận đối với một thứ gì đó mà không thể nào kiểm soát được. Phẫn nộ thường xuất hiện ở những người có tâm niệm mong muốn báo thù, ở dạng tinh khiết nhất thì sự phẫn nộ của một người được thể hiện bởi sự tổn thương, bạo lực, thù ghét và có thể tạo nên những mỗi hận thù kéo dài hơn hàng thế kỷ. Phẫn Nộ có thể tồn tại rất lâu và được thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau, bao gồm sự kiên nhẫn, khinh miệt, sự trả thù, ngoài ra còn có hành vi tự hoại như lạm dụng chất kích thích hoặc tự tử.

Theo như định nghĩa của Công lý Giáo Hội Công Giáo thì hành động giận dữ được cho thành lập thành tội lỗi khi sự Phẫn Nộ đó nhắm vào một người vô tội, khi nó quá mạnh mẽ và lâu dài, hoặc ham muốn trừng phạt một người nào đó dần vượt giới hạn. Henry Edward từng nói rằng: "Nếu sự tức giận dâng cao đến mức có ý muốn giết hại hoặc làm tổn thương một người khác thì đó là một tội lỗi nghiêm trọng chống lại sự thánh thiện."

6. Đố Kị

Thất Đại Tội - Câu chuyện về 7 tội lỗi lớn nhất của con người 6

Đố Kị là một tội lỗi cũng được hình thành bởi sự ham muốn vượt ngoài tầm kiểm soát, tương tự như Tham Lam và Dục  Vọng. Có thể là những sự ghen tị của một người khi thấy được những đặc điểm và sở hữu của người khác. Ghen tị có phần giống với Ghen tuông khi cả hai đều thể hiện cảm giác bất mãn đối với những đặc điểm, địa vị, khả năng hoặc phần thưởng mà người khác có được. Trong Luyện Ngục thì những người mang trong mình sự Đố Kị sẽ phải bị bịt mắt bằng dây bởi vì họ thường tìm lấy niềm vui trên sự đau khổ của người khác.

Theo như Thomas Aquinas thì những bước để có thể khơi dậy sự đố kị gồm có 3 giai đoạn: Đầu tiên là kẻ đố kị sẽ cố gắng hạ thấp danh tiếng của người khác. Tiếp theo thì kẻ đố kị đó sẽ bắt đầu tìm kiếm niềm vui từng sự đau khổ và bất hạnh của người khác (nếu như giai đoạn đầu tiên thành công) hoặc đau buồn về sự thịnh vượng của người khác (nếu giai đoạn đầu thất bại). Cuối cùng là giai đoạn hận thù, bởi nỗi buồn gây ra sự thù hận. Sự Đố Kị cũng là nguyên nhân mạnh mẽ nhất của sự bất hạnh bởi nó mang đến nỗi buồn cho những kẻ Đố Kị, để rồi sau đó lại đem đến sự bất  hành cho người khác.

7. Kiêu Ngạo

Thất Đại Tội - Câu chuyện về 7 tội lỗi lớn nhất của con người 7

Kiêu Ngạo, theo những định nghĩa trong hầu hết những quyển sách của thời xưa đều cho là nguyên nhân và tội lỗi nghiêm trọng nhất trong 7 tội lỗi của con người. Nó cũng được cho là nguồn gốc và nguyên nhân dẫn đến những tội lỗi khác. Khi Kiêu Ngạo thì một người sẽ có những niềm tin phi lý nhất về khả năng của bản thân, cho rằng bản thân luôn vượt trội hơn so với người khác, thậm chí không chịu thừa nhận thành tích của người khác, tự thể hiện sự ngưỡng mộ quá khích đối với bản thân và từ chối thừa nhận lỗi lầm, sai phạm của chính bản thân họ. Athens thời cổ đại thì sự Kiêu Ngạo được cho là một trong những tội lỗi lớn nhất, có thể khiến cho nạn nhân của nó cảm thấy xấu hổ, không phải vì bất kì điều gì xảy ra với người khác mà là vì sự hài lòng của nạn nhân đối với bản thân. Ý nghĩa của sự Kiêu Ngạo có nhiều sự thay đổi theo thời gian nhưng vẫn được dùng để chỉ về sự đánh giá quá mức về khả năng của một người về bản thân họ.

Thất Đại Tội cũng đã trở thành một nền tảng về kiến thức để dẫn con người đi đến một hành động, đó là hoạt động thú tội của Công Giáo. Sự thú tội của một người chính là việc thể hiện sự sám hối, để loại bỏ những tội lỗi mà con người đã làm phải, để không phải chịu những hình phạt tại Núi Luyện Ngục vì những tội lỗi nghiêm trọng mà họ phạm phải. Giáo hội cũng đã có những bài giải liên quan đến những tội lỗi chết người này để giúp cho mọi người có thể kiềm chế được sự ham muốn của họ, từ đó tránh được những hậu quả khôn lường được bắt nguồn từ Thất Đại Tội.

Theo hosotuyetmat

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Lên đầu trang