Thất Phúc Thần trong văn hóa Nhật Bản là ai ?

Người ta thường mô tả Thất Phúc Thần đang đi trên một "bảo thuyền" (Takarabune, 宝船). Theo niềm tin truyền thống, Thất Phúc Thần sẽ đến các làng vào dịp Tết và phát quà cho những ai xứng đáng.

Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn

Thất phúc thần - 7 vị thần may mắn

Ảnh: GaijinPot.

Thất Phúc Thần (七福神 - Shichi Fukujin) là 7 vị thần may mắn trong thần thoại và văn hóa dân gian Nhật Bản. Mỗi vị thần đều mang một ý nghĩa khác nhau. Thất phúc thần bao gồm 6 nam thần và 1 nữ thần. Trong đó:

Daikokuten (大黒天 ): hiện thân của thần Ấn Độ Mahākāla. Đây là vị thần của sự giàu có, đại diện cho nông nghiệp và vụ mùa bội thu. Daikokuten cũng là vị thần đứng đầu trong Thất Phúc thần. Tay phải mang theo cây búa của sự giàu có, có thể ban điều ước. Trên vai mang một túi báu vật lớn. Thần Daikokuten có nước da ngăm đen, thường đứng hoặc ngồi trên hai bao gạo.

Thần Hotei (布袋): là hiện thân của Phật Di Lặc, ông luôn mang bên mình cái túi to, nên được gọi là Bố Đại. Ông là vị thần của tài sản, vận mệnh gia đình, hòa bình và yên ổn, bất lão và trường thọ.

Juroujin (寿老人): đây là vị thần xuất hiện với bộ râu tóc trắng, tay chống trượng, tay ôm trái đào. Đây là vị thần mang lại sự trường thọ.

Fukurokuju (福禄寿): tên của vị thần này được ghép từ "fuku" - hạnh phúc, "roku" - giàu có và "ju" - trường thọ. Thần Fukurokuju là vị thần của trí tuệ, hạnh phúc, phú quý và trường thọ.

Bishamonten (毘沙門天): thần Bishamon được du nhập từ văn hóa Ấn Độ, là thần chiến tranh và tượng trưng cho chính nghĩa. Ông mặc áo giáp, tay cầm vũ khí và một ngọn tháp thu nhỏ. Đây là ngọn tháp của cải mà ông đi ban phát cho con người.

Benzaiten (弁才天/弁財天 ): đây là vị nữ thần duy nhất trong Thất phúc thần. Bà là hiện thân của thần Ấn Độ Saraswati, đại diện cho tri thức, nghệ thuật và sắc đẹp. Thần Benzaiten thường gắn liền với biển và thường được mô tả với dáng vẻ đang cưỡi trên hoặc đi cùng một con rồng biển. Trong một số truyền thuyết, bà kết hôn với một con rồng biển, cứu lấy hòn đảo Enoshima. Bà thường mang theo cây đàn biwa bên mình và con rắn trắng được xem là sứ giả của bà.

Ebisu (恵比須/恵比寿 ): đây là vị thần đặc biệt nhất trong Thất phúc thần và nhận được sự yêu mến của nhiều người Nhật Bản bởi đây là vị thần bản địa. Thần Ebisu là con đầu lòng của 2 vị thần khai sinh ra Nhật Bản: Izanagi và Izanami. Thần Ebisu vốn là thần bảo hộ biển cả được ngư dân thờ phụng. Sau đó, thần Ebisu dần dần trở thành vị thần thương nghiệp phù hộ buôn bán. Người dân cúng bái thần Ebisu với mong muốn được làm ăn phát đạt. Thần Ebisu có khuôn mặt hiền hậu, nụ cười rạng rỡ, tay phải cầm cần câu, tay trái ôm cá Tai.

Thất phúc thần trong văn hóa

Hầu hết các hình tượng trong truyền thuyết Nhật Bản đều đến từ Trung Quốc hoặc Ấn Độ (qua ngõ Trung Quốc), bao gồm Thất Phúc Thần (trừ thần Ebisu). Daikoku-ten, thần có nguồn gốc từ thần trong đạo Hindu Shiva, có những nét tương đồng với vị thần bản địa trong Shinto là Ōkuninushi.[1] Một vị thần khác, Kichijōten (吉祥天 Cát Tường Thiên?), nữ thần của hạnh phúc (hiện thân của thần Lakshmi), thường được trang trí thay thế thần Thọ Lão nhân, vì Jurōjin (Thọ Lão nhân) và Fukurokuju (Phúc Lộc Thọ) ban đầu trong đạo Lão thường đại diện cho cùng một biểu tượng là Ngôi sao phương Nam. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều nơi khác, các vị thần Nhật Bản thường biểu tượng cho những thứ khác nhau tùy vào địa phương.

Người ta thường mô tả Thất Phúc Thần đang đi trên một "bảo thuyền" (Takarabune, 宝船). Theo niềm tin truyền thống, Thất Phúc Thần sẽ đến các làng vào dịp Tết và phát quà cho những ai xứng đáng. Trẻ con thì được nhận lì xì có trang trí các chiếc thuyền Takarabune. Thuyền Takarabune và sứ giả của nó thường được trang trí ở nhiều nơi, từ các bức tường trong viện bảo tàng đến các tranh cuộn biếm họa.

Ngoài ra, trong văn hóa Nhật Bản cũng xuất hiện những những vật mang ý nghĩa phúc lành dựa trên câu chuyện về Thất phúc thần, đó là:

+ Chìa khóa nhà kho của các vị thần
+ Chiếc mũ tàng hình
+ Ví đầy ắp tiền
+ Búa của thần Daikoku
+ Áo mưa rơm bảo vệ người mặc khỏi linh hồn ma quỷ
+ Ngọc quý
+ Bao tải và hộp đựng tiền vàng
+ Cuộn vải thổ cẩm
+ Đồng xu

Thất Phúc thần trong nghệ thuật

Mặc dù là các vị thần trong văn hóa dân gian, Thất Phúc thần vẫn xuất hiện trong văn hóa nghệ thuật. Điển hình như nghệ thuật điêu khắc tượng gỗ kích cỡ nhỏ Netsuke. Các tác phẩm điêu khắc thu nhỏ hình của các vị thần được chạm khắc trên gỗ và được xem là Enigimono không thể thiếu những dịp đầu năm mới trong các gia đình Nhật Bản.

Thất Phúc thần trong nghệ thuật

Ảnh: PIXTA.

Ngoài ra, Shichi fukujin cũng phổ biến trong các bài hát, tranh vẽ và nhà hát dân gian Nhật Bản. Ngày nay, giấy dán và hình ảnh của các vị thần vẫn vô cùng phổ biến, người ta chọn mua về để mang lại may mắn cho gia đình. Trong các cửa hàng và nhà hàng, người ta thường trưng tượng của một hoặc tất cả Thất phúc thần để việc làm ăn may mắn thuận lợi.

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Lên đầu trang