Blue Whale Challenge (Thử thách Cá voi xanh) là trò chơi truyền thông xã hội có mặt cách đây 3 năm và bắt đầu từ nước Nga. Trò chơi này yêu cầu người chơi phải thực hiện hàng loạt nhiệm vụ trong vòng 50 ngày, bắt đầu từ 4h20 sáng mỗi ngày.
Vào ngày cuối cùng, bằng cách tự sát, người chơi sẽ được công nhận là kẻ chiến thắng. Đó cũng là ý nghĩa tên gọi của trò chơi - những con cá voi xanh tự nguyện lao lên bãi biển để tự sát.
Việc làm cách nào để tham gia trò chơi vẫn là một ẩn số. Nhiều người cho rằng, muốn tham gia trò chơi này, bạn phải mất công tìm những "chú cá voi", nghĩa là người đang chơi, họ sẽ giới thiệu bạn với chủ nhân của trò chơi này.
Sau khi cài phần mềm bí mật mà người đó đưa cho, mỗi ngày những người chơi sẽ được gửi một thử thách, phải hoàn thành xong trong ngày. Các thử thách thường bắt đầu một cách nhẹ nhàng như đi dạo vào 4h20, nghe một bản nhạc hay một bộ phim kinh dị mà chủ trò gửi.
Nhưng chỉ sau vài ngày, các thử thách bắt đầu được tăng mức độ lên, thường là trực tiếp ảnh hưởng đến cơ thể người chơi như dùng dao lam rạch tay, rạch môi, dùng kim đâm liên tục vào tay, đứng trên nóc tòa nhà chọc trời...
Ghê rợn hơn nữa là để người chơi mù quáng nghe theo luật chơi, chủ trò còn tổ chức các hoạt động mang tính tâm linh tập thể. Người chơi sẽ được gọi là "cá voi xanh" và được kết nạp vào hàng ngũ "cá voi".
Thường sau thử thách tự hành hạ bản thân là thử thách trò chuyện với những "chú cá voi" để chia sẻ suy nghĩ, niềm tin vào những điều mình đang làm với những "cá voi’" cùng chí hướng khác. Đây quả là đòn tâm lý mạnh để giữ cho con mồi luôn ngu muội, tin tưởng tuyệt đối vào điều mình làm.
Theo thống kê, đến năm 2017, từ khi khởi xướng cách đây 2 năm, trò chơi "quái quỷ" này đã cướp đi sinh mạng của hơn 130 thanh niên Nga. Không những thế, nó còn tiếp tục được lan truyền ra châu Âu, châu Mỹ và châu Á.
Trò chơi "Cá voi xanh" như hồi chuông cảnh tỉnh đã tới lúc các cha mẹ bắt đầu quan tâm đến con cái nhiều hơn, không nên để chúng sống quá buông thả, dù là cả trên mạng xã hội. Mạng xã hội như con dao hai lưỡi vì thế nên cẩn thận, thậm chí nó nguy hiểm đến mức chỉ cần một cú click hay một trò chơi có thể thay đổi cuộc sống của con em mình mãi mãi.
"Cá voi xanh" xuất hiện lần đầu vào tháng 5 năm 2016 trong một bài viết trên một tờ báo Nga, Novaya Gazeta, đã liên kết nhiều vụ tự tử không liên quan đến thành viên của nhóm "F57" trên mạng xã hội VKontakte có trụ sở tại Nga. Một làn sóng hoảng sợ sau đó đã tràn ngập nước Nga.Tuy nhiên, báo này sau đó bị chỉ trích vì cố gắng tạo ra một mối quan hệ nhân quả mà không tồn tại, và không có vụ tự tử nào là kết quả của hoạt động của nhóm nói trên.
Trong khi nhiều chuyên gia cho rằng "Cá voi xanh" ban đầu là trò lừa bị thổi phồng lên, họ tin rằng có khả năng hiện tượng này đã dẫn đến các trường hợp tự sát do bắt chước và các nhóm bắt chước, khiến trẻ em dễ bị tổn thương có nguy cơ bị đe doạ trực tuyến và kích động trực tuyến. Vào cuối năm 2017, báo cáo sự tham gia vào trò chơi cá voi xanh dường như đang giảm; tuy nhiên, các tổ chức an toàn internet trên toàn thế giới đã phản ứng bằng cách đưa ra lời khuyên chung cho phụ huynh và các nhà giáo dục về việc phòng chống tự sát, nhận thức về sức khỏe tâm thần và an toàn trực tuyến trước lần xuất hiện tiếp theo của việc đe doạ trực tuyến.
Ben Radford, một người Mỹ hoài nghi đã nghiên cứu hiện tượng này, gọi đó là "cơn hoảng loạn luân lý đạo đức" và tương đương với những tranh cãi về những mâu thuẫn năm 1980 của trò chơi Dungeons & Dragons. Radford cũng tuyên bố "đây chỉ là trò mới nhất trong một loạt các sự hỗn loạn đạo đức và xúc phạm tương tự được chia sẻ trên truyền thông xã hội... thuốc giải độc tốt nhất... là một sự hoài nghi lành mạnh".