Tổng hợp những thuật ngữ vô cùng hoài niệm đối với game thủ 8x, 9x đời đầu

Những game thủ 8x , 9x đời đầu có cho mình rất nhiều những thuật ngữ kỳ lạ nhưng cũng rất thân thuộc mà chắc chắn sẽ khiến cho nhiều người không khỏi hoài niệm

Những game thủ thuộc thế hệ 8x, 9x đời đầu có thể được xem là những game thủ may mắn nhất khi có thể đi qua thời hoàng kim của những thế hệ máy chơi game huyền thoại như điện tử thùng, đĩa mệ hay đĩa cứng (game console) cho đến thời đại bùng nổ của những chiếc PC và hiện tại là những cuộc cách mạng của game mobile đang trở nên vô cùng mạnh mẽ.

Xem thêm: Game thủ đau đầu khi gần 6000 giờ chơi game sắp biến mất khi Google Stadia đóng cửa vĩnh viễn

Và trong mỗi thời kỳ thì chúng ta đều nghe được những thuật ngũ liên quan đến các trò chơi mà không phải bất kì ai nghe qua cũng có thể hiểu được. Những thuật ngữ đầy hoài niệm đó là gì, chúng ta hãy cùng Lag.vn điểm qua nhé.

Ăn hoang

Từng có một thời điểm mà tựa game Đế Chế (AOE) trở thành cái tên thống trị toàn bộ quán nét, từ đó xuất hiện rất nhiều những thuật ngữ, từ lóng mà nhiều người không chơi game này chắc chắn sẽ không biết như ăn hoang, lên đời, xe dò, xóc dân, vẩy E, sở thú, cơ động, tù, osin…

thuật ngữ game thủ 8x, 9x đời đầu

Đang chú ý nhất chính là "ăn hoang" được sử dụng để chỉ hành động một người chơi điều khiển dân đi săn bắt thú, ăn mỏ hoa quả ở rất xa nhà chính để kiếm lương thực lưu động. Đây là hành động trái ngược lại với "làm ruộng", có nghĩa là cho dân xây ruộng quanh nhà chính để kiếm lượng thực đều đặn.

Đi chợ, nhà hoa

Chờ và Nhà hoa có thể được xem là một khung cảnh vô cùng quen thuộc đối với những người chơi của tựa game Half-life, bởi vì thời điểm đó thì những địa danh của game không có một cái tên được đặt theo tiếng Việt cụ thể. Cũng bởi vì lý do này nên những cái tên chung chung mới được đặt ra để người chơi có thể tạm hiểu.

Vì vậy đi chợ hay nhà hoa là cách để game thủ mô tả sơ bộ về địa điểm trong bản đồ  của trò chơi này. Ngoài ra còn có một số thuật ngữ chỉ địa điểm của Half-life khác như hà cướp, nhà cảnh, ngách nhỏ, mái vòm, cổng sau, cổng trước, hầm rượu, nóc nhà, nóc chợ...

Xem thêm: Nhà phát hành kiện game thủ vận hành server lậu của một trò chơi đã bị đóng cửa 6 năm rồi

Trong những trò chơi mang tính cạnh tanh hiện tại thì trình độ của game thủ sẽ được phân loại thông qua các cấp bậc như gỗ, sắt, đồng, bạc, vàng đến kim cương và cao hơn thế nữa. Tuy nhiên nếu nhìn về trò chơi Gunbound ngày xưa thì những game thủ đạt thứ bậc thấp nhất sẽ nhận được hình ảnh của...một chú gà.

Cũng từ đó mà từ "gà" thường được sử dụng cho những người chơi có trình độ thấp, có những pha xử lý không đẹp mắt, thảm họa như một cách mỉa mai.

Phá đảo/ về nước

Đây là một thuật ngữ được lấy từ một trong những trò chơi hot nhất của hệ máy điện tử 4 nút cầm tay, đó chính là Contra. Tương trự như rất nhiều những trò chơi ngày trước chỉ toàn tiếng Anh nên game thủ chỉ có thể sử dụng một số từ lòng để miêu tả về game.

thuật ngữ game thủ 8x, 9x đời đầu

Trong phân cảnh cuối cùng, sau khi tiêu diệt được trùng cuối thì bạn và nhân vật của mình sẽ thổi bay một hòn đảo của game, từ đó câu nói "phá đảo" chính thức ra đời và "phá đảo" (hay "về nước") cũng là những từ được sử dụng sau khi bạn hoàn thành một tựa game nào đó

Quẩy

Khi nghe đến từ quẫy thì có thể bạn đang nghĩ đến những nam thanh nữ tú cùng phiêu theo điệu nhạc trong những quán bar xập xình, tuy nhiên xuất phát điểm của từ quẩy lại chính là từ tựa game MU Online. Vì là một trò chơi nước ngoài nên cũng không hề có một cái tên tiếng Việt chính xác dành cho trò chơi này, vì vậy người chơi sẽ thường có xu hướng "thấy gì nói đó" mỗi khi trải nghiệm game.

thuật ngữ game thủ 8x, 9x đời đầu

Nổi tiếng nhất chính là chiêu thức vil Spirits của lớp nhân vật Dark Wizard trong MU Online bởi động tác ra chiêu độc đáo của nó. Cũng chính vì thế mà người chơi thường sẽ gọi đây là động tác "quẩy rồng" hoặc quẩy ma".

Thêm vào đó, tại thời điểm MU Online ra mắt thì những tính năng tự động đánh chưa hề có, vì vậy game thủ đã sáng tạo ra nhiều cách "auto tự chế' như "cắm chuột" hay "cắm tăm". Đây là hành động mà người chơi sẽ sử dụng que tăm cắm vào khe hở của chuột để nút click bị kẹt, từ đó nhân vật sẽ tự động tung chiêu liên tục.

Sax

Một từ được sinh ra khi mà trò chơi Boom Online trở nên vô cùng thịnh hành. Trong trò chơi, nhân vật bị trúng bom sẽ không chết ngay lập tức, thay vào đó là chúng sẽ bị bọc trong một bong bóng nước và được gọi là sặc nước. Từ đó từ "sax" được ra đời như một cách thể hiện sự bất ngờ khi gặp phải một điều gì đó trong game

Xanh

Xanh thường là một từ để nói về một cái gì đó vẫn còn non, chưa chín, chưa tời lúc thu hoạch. Tuy nhiên cộng đồng game thủ lại sử dụng từ "xanh" theo một nghĩa ngược lại hoàn toàn.

thuật ngữ game thủ 8x, 9x đời đầu

Tại thời điểm mà bản đồ DDay của Warcraft 3 trở nên vô cùng nổi tiếng thì những món đồ cộng thêm chỉ số tăng sức mạnh của nhân vật thường có màu xanh, còn ngược lại là màu đỏ. Bởi vì vậy mà game thủ thường sử dụng từ "xanh' cùng với một số từ đi kèm để nói về quá trình thăng tiến sức mạnh của mình như chưa xanh (chưa đủ mạnh), đợi xanh (đợi đủ mạnh), xanh sớm (mạnh từ rất sớm), quá xanh (quá mạnh)...

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Anime Mùa Đông 2024: Thiếu vắng những "bom tấn" và sự thất vọng của cộng đồng mạng Nhật Bản

Anime Mùa Đông 2024: Thiếu vắng những "bom tấn" và sự thất vọng của cộng đồng mạng Nhật Bản

hoanlagvnDũng Nhỏ

Khi anime mùa đông 2024 đang dần đi đến hồi kết, cộng đồng mạng Nhật Bản lại sôi sục với những tranh luận về sự thiếu hụt những "bom tấn" và chất lượng đáng thất vọng của các anime trong mùa này. Sau khi được chiêu đãi bởi hàng loạt series đình đám trong những mùa trước, các fan anime đang bày tỏ sự không hài lòng với những sản phẩm hiện tại.

Giải trí
Lên đầu trang