Top 5 đội tuyển LMHT có cú ngã đau đớn nhất trong lịch sử, top 1 là ai cũng biết

Sơn Xéo Xắc

Những tưởng rằng các đội tuyển này sẽ thăng hoa, nhưng lần cuối mà họ gục ngã sâu tới mức có những đội không bao giờ có lại được vinh quang như ngày xưa nữa.

Vào ngày 20 tháng 3, T1 đã làm nên lịch sử khi trở thành đội tuyển LCK đầu tiên có thành tích 18-0 trong một mùa giải. Mặc dù một số đối thủ của họ phải chơi với đội hình không hoàn chỉnh vì tác động của COVID-19 khiến cho vài trận đấu trở nên dễ dàng hơn, và cũng như trận thua đáng tiếc trước Royal Never Give UP tại MSI 2022 cũng cực kì thất vọng. Nhưng dù sao đây cũng là một trong những thành tích đáng kinh ngạc và thú vị nhất trong năm 2022.

Nhưng, khi nhìn lại lịch sử của LMHT chuyên nghiệp, đã có những đội tuyển gục ngã còn đau đớn hơn là T1 trong các giải đấu quốc tế. Dưới đây là 5 đội tuyển từng thống trị khu vực LMHT của mình trong một quãng thời gian, nhưng rồi sau đó gục ngã tại các giải đấu quốc tế mà không ai biết lý do tại sao, hoặc là bản thân họ đã có vấn đề trước khi bắt đầu.
Xem thêm: Những thương vụ chuyển nhượng thất bại nhất làng LMHT thế giới năm 2021

5. Origen - 2019

Origen đã từng có một cách điều hành đội tuyển cực kì khác biệt so với phần còn lại của LEC và LCS châu Âu ngày xưa: Có tất cả hoặc không có gì, không có chuyện nằm giữa. Từ khi đối đầu với Fnatic trong trận chung kết cho tới những cuộc đụng độ với Misfits hay Giant Gaming ở các giải đấu trụ hạng, Origen có vẻ như đã gục ngã mãi mãi.

Mọi thứ chỉ có sự thay đổi kể từ khi họ gia nhập vào LEC. Origen đã quay trở lại với những bản hợp đồng máu lửa và chất lượng như Barney "Alphari" Morris và  Alfonso "Mithy" Aguirre Rodríguez. Mặc dù có một khởi đầu chậm chạp, nhưng đội tuyển này đã phát triển một lối chơi tinh tế và hiệu quả trong phần lớn thời gian thi đấu của mình. Đã có lúc họ được đánh giá là đội tuyển ngang kèo với G2 Esports, nhưng cuối cùng thì họ đã không làm được điều đó. Trong trận chung kết LEC 2019, họ đã để thua Splyce - đội tuyển yếu hơn mình theo như đánh giá chuyên môn với tỉ số 2-3 cay đắng.

4. Cloud9 - 2020

Ngay cả bây giờ - tức là gần 2 năm sau thời điểm 2022 thì Cloud9 vẫn không còn được như ngày xưa. Gã khổng lồ của Bắc Mỹ đã có thành tích đủ tốt để đủ điều kiện tham dự CKTG hàng năm kể từ khi họ được thành lập. Khi tổ chức thông báo về sự thay thế xạ thủ lâu năm Zachary “Sneaky” Scuderi bằng Zachary “Sneaky” Scuderi, người hâm mộ đã tỏ ra nghi ngờ. Mặc dù đội hình mới của họ vô cùng tài năng, nhưng câu hỏi là liệu họ có thể đáp ứng được tiêu chuẩn cho Cloud9 của trước đây hay không. Tại LCS mùa Xuân 2020, Cloud9 đã thành công sáng chói để giành chức vô địch LCS đầu tiên sau 6 năm trời, và người hâm mộ đã vô cùng phấn khích khi Cloud9 cực kì hứa hẹn cho các giải đấu quốc tế năm ấy.

Nhưng không, MSI 2020 đã không diễn ra. Cloud9 mất đi cơ hội cọ xát với các đội quốc tế. Khi giải mùa Hè bắt đầu, Cloud9 đã có được thành tích 9-0, và đó cũng là lúc một chiếc công tắc kì lạ được bật. Vào cuối mùa giải, mặc dù sở hữu thành tích 13-5, nhưng họ không còn là một đội tuyển mạnh nhất Bắc Mỹ nữa. Tiến vào playoff, họ kết thúc hành trình với kết quả 5-6 và ở nhà xem tivi. Best team NA giờ đây chỉ còn là Best team Near Airport.

3. CJ Entus Blaze - 2013

Khi tuyển thủ đường trên Bok "Reapered" Han-gyu được thay thế bằng Lee "Flame" Ho-jong, CJ Entus Blaze đã thi đấu theo cái cách mà chưa ai từng thấy trước đây. Các đường đơn của họ đều là những tuyển thủ tốt nhất, họ có một người đi rừng ưu tú và sở hữu cặp bot xịn xò nhất thời bấy giờ.

Hơn thế nữa, lối đánh chậm của Blaze đã tạo nên một thương hiệu mà ít đội tuyển nào có được. Ambition cũng là tuyển thủ đường giữa xuất sắc nhất thời đó. Tất cả cộng lại đã khiến cho chuỗi thắng của CJ Entus Blaze lên tới con số 13-0. Nhưng niềm vui nhanh chóng kết thúc, CJ Entus Blaze bắt đầu những ván thua của mình một cách chậm rãi khi các dội còn lại của LCK tìm ra phương pháp chế ngự họ. Chung kết LCK 2013 là chiếc đinh cuối cùng đóng vào quan tài của CK Entus Blaze với thất bại 3-0 trắng trước KT Rolster Bullets.

2. Kingzone DragonX - 2018

Có rất nhiều điều đau lòng xảy ra khi trở thành fan của cặp đôi Kim "PraY" Jong-in và Kang "GorillA" Beom-hyun. Không có một bộ đôi nào vừa trở thành huyền thoại vừa gây thất vọng như cặp đôi này cả. Sau nhiều năm thành công trong nước, điều duy nhất mà người hâm mộ mong đợi ở đội tuyển này là một chiến thắng ở giải đấu quốc tế. Họ đã giành được vô số chức vô địch LCK, nhưng luôn chùn bước khi các kì CKTG đến gần. Sau màn trình diễn thất vọng tại CKTG 2017, và cặp đôi kể trên cũng đã già đi, hi vọng giành đến chiến thắng của họ ngày một mong manh hơn.

Cơ hội cuối cùng của họ là trong vòng tuyển chọn của khu vực Hàn Quốc, nơi chọn ra các đại diện của nước này tham dự kì CKTG. Nhưng họ đã chính tay xé nát hi vọng mong manh sau trận thua thảm bại 3-0 trước GenG, và bộ đôi đường dưới đã nằm xuống tới 24 lần trong loạt trận này. Không một ai còn có thể hi vọng thêm điều gì vào đội tuyển từng là đương kim vô địch LCK nữa.

1. SKT T1 K - 2014

Năm 2013, cả thế giới chao đảo trước SKT T1 K bao nhiêu thì năm 2014 lại là cú ngã đau đớn bấy nhiêu trong mắt các tuyển thủ và người hâm mộ. Khi Lee "PoohManDu" Jeong-hyeon rời bỏ vị trí hỗ trợ vì vấn đề về sức khỏe, không ai nghĩ rằng cả đội sẽ đi xuống như vậy. Mặc dù ban đầu có vẻ ổn, nhưng động thái này đã đánh dấu sự kết thúc của triều đại SKT T1 ban đầu. Wraith đã không giữ được phần còn lại của đội dính chặt với nhau. Ngay cả khi Poohmandu một lần nữa quay trở lại, cả đội vẫn trình diễn giống như một bản copy không hoàn chỉnh của SKT ngày xưa.
Xem thêm: LMHT: Máy chủ Brazil đang chết dần và Riot Games chẳng thèm đoái hoài tới

 

 

Bài cùng chuyên mục