Điện tử xèng, hay còn gọi là game thùng, có một lịch sử vô cùng phong phú và đa dạng, từ đó cũng góp phần sản sinh ra vô số những tựa game hấp dẫn
Trong lịch sử thế giới game, không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của game "điện tử xèng" hay còn gọi là game thùng. Đó là những trò chơi sử dụng xu thay cho mạng, và mỗi lượt chơi sẽ hao tổn 1 xu của game thủ. Từ Pong cho đến Pac-Man, thập niên 70 và 80 đã nổi lên các trò điện tử xèng mà sau này dần trở thành những thương hiệu hàng đầu trên các hệ máy console hiện đại. Đến thập niên 90, thế giới game Arcade như bước lên một cấp độ mới, với sự phổ biến của những tựa game như Street Fighter và Mortal Kombat đã giúp thể loại game đối kháng arcade có được vị trí ngang hàng với các game khác như Teenage Mutant Ninja Turtles. Thập niên 90 không chỉ góp phần tiên đoán trước một vài tựa game kinh điển ấn tượng sau này, mà nó còn mang đến những cái tên đã trở thành các trò chơi Arcade hay nhất mọi thời đại.
Soul Edge
Nhà phát triển: Project Soul
Ngày phát hành ban đầu: Tháng 12 năm 1995
Tựa game Soul Edge của Namco phát hành có thể xem là đã đặt nền móng cho thành công của seri SoulCalibur sau này. Được biết đến với tên gọi Soul Blade ở thị trường Bắc Mỹ, game mang đến câu chuyện đầu tiên về một thanh kiếm quỷ huyền thoại. Có sự góp mặt của các đấu sĩ như Sophitia, Mitsurugi và Cervantes, tựa game đối kháng hành động 3D này mang đến hệ thống thanh máu nhỏ hơn, dẫn đến nhiều vòng đấu ngắn hơn. Người chơi thậm chí còn có thể mất vũ khí của chính mình giữa trận đấu. Souls Edge đã tạo tiền đề cho một trong những tựa game đối kháng được yêu thích nhất lịch sử. Game được phát hành trên PlayStation vào tháng 12 năm 1996 với phiên bản được nâng cấp và mở rộng thêm.
Ultimate Mortal Kombat 3
Nhà phát triển: Midway
Ngày phát hành ban đầu: 06/10/1995
Mortal Kombat là một trong số rất nhiều các tựa game đã khiến thể loại game đối kháng nở rộ vào thập niên 90. Khác với hướng tiếp cận theo dạng các giải đấu và lối đánh cân bằng của Street Fighter, Mortal Kombat tập trung nhiều hơn vào phong cách chiến đấu. Bên cạnh những đòn Fatality tàn bạo và đẫm máu, Mortal Kombat đã cống hiến vô số các hậu bản cho nền tảng game thùng, và vô số nhân vật đáng nhớ tái xuất hiện trong những phần game về sau, điển hình như Sub-Zero, Scorpion, Liu Kang, Jax, Kitana và những thực thể hùng mạnh như Raiden với Shao Kahn. Seri còn giới thiệu truyền thuyết hấp dẫn và các thần thoại ấn tượng hơn những câu chuyện cùng thời. Cho đến hiện tại, seri Mortal Kombat vẫn được vinh danh vì sở hữu câu chuyện hay nhất trong tất cả các game đối kháng.
Marvel Vs. Capcom: Clash of Super Heroes
Nhà phát triển: Capcom
Ngày phát hành ban đầu: 23/01/1998
Tựa game Crossover này đã mang hai công ty hợp lại với nhau để tạo thành một cú hit. Đây cũng là lần đầu tiên biểu tượng của Capcom, Mega Man, ra mắt trong một tựa game đối kháng. Marvel vs. Capcom mang đến âm nhạc bắt tai, chuyển động đẹp mắt và nhiều cái kết khác nhau. Tận dụng những thành công từ các bản tiền nhiệm trong seri Vs., nó đã bao gồm thêm nhân vật hỗ trợ và những pha hành động theo đội. Bản port lên hệ máy Dreamcast còn cho phép 4 người chơi so tài với nhau. Capcom sau đó đã tiếp tục thành công với phần hậu bản huyền thoại ra mắt năm 2002, Marvel vs. Capcom 2: New Age of Heroes.
Teenage Mutant Ninja Turtles: Turtles in Time
Nhà phát triển: Konami
Ngày phát hành ban đầu: Tháng 3 năm 1991
Được dự báo trước là một trong những tựa game đi cảnh đánh đấm hay nhất mọi thời đại, Turtles in Time đã hoàn thiện một công thức bắt đầu từ thập niên 80. Tiếp nối The Arcade Game hết sức thành công trên hệ máy NES, Turtles in Time sở hữu một hệ thống vững chắc hơn, với cơ chế điều khiển và các đòn liên hoàn tạo nên cảm giác ổn định hơn khá nhiều. Turtles in Time sau đó đã ra mắt trên SNES với nhiều màn chơi hơn. Trong khi Konami đã giảm lối chơi co-op từ 4 người xuống 2 người, có lẽ nó vẫn là tựa game hay nhất trên hệ thống này. Turtles in Time cũng nhận được một phiên bản tương đồng trên Genesis với tên gọi The Hyperstone Heist.
Street Fighter Alpha 3
Nhà phát triển: Capcom
Ngày phát hành ban đầu: 29/01/1998
Có rất nhiều yếu tố khiến cho Street Fighter Alpha 3 khác biệt so với những tựa game còn lại. Trước hết, nó thiên về những đòn liên hoàn "tung hứng" trên không nhiều hơn. Người chơi có thể đỡ đòn từ giữa không trung cũng như tung hứng đối thủ, và chúng cũng có thể phục hồi sau các đòn liên hoàn. Hơn nữa, game còn cho phép những chế độ khác nhau cho các đòn đặc biệt, bao gồm những đòn liên hoàn tùy chỉnh trong chế độ V-ism. Alpha 3 theo saucac1 tựa game tiền truyện Street Fighter Alpha, và kể câu chuyện trước Street Fighter II. Điều khiến cho Alpha 3 trở nên ấn tượng không chỉ là hệ thống chiến đấu phổ biến hay cơ chế đỡ đòn, mà các bản port console của nó về sau còn có thêm nhiều chế độ game, có 2 bản port cho hệ máy cầm tay (GBA và PSP), thậm chí giới thiệu cả những nhân vật mới, như Ingrid.