Bùng nổ tranh luận về những gì tạo nên khái niệm "Dead Game"

Cụm từ "dead game" thường xuyên được bình luận ở nhiều mạng xã hội khác nhau, khiến cộng đồng game thủ bắt đầu tranh luận xem chính xác thì điều gì tạo nên một "dead game" trên mạng xã hội

Giống như mọi thứ trên mạng khác, cộng đồng game thủ luôn thay đổi xu hướng và mốt, ví dụ như loạt ảnh chế từ hình ảnh Thượng nghị sĩ Bernie Sanders đeo găng tay xuất hiện những ngày qua. Nhưng một xu hướng mới khá độc đáo về việc chơi game đang bắt đầu rộ lên và dần trở nên phổ biến hơn, đó là liên tục lặp lại cụm từ "dead game" lên một bài đăng về một trò chơi nào đó, và giờ đây cộng đồng bắt đầu tranh luận trên Twitter về ý nghĩa thực sự của "dead game". Điều khiến cho nhiều người cảm thấy khó hiểu chính là việc bình luận "dead game" thường lại được dùng để phản hồi bài đăng của một tựa game, mà với những người bên ngoài, vẫn rất sôi nổi.

Bùng nổ tranh luận về những gì tạo nên khái niệm Dead Game

Bình luận này thường nhắm thẳng vào các tựa game vẫn có hàng triệu người chơi như Among Us, Fortnite, Apex Legends và Fall Guys. Thế là cuộc thảo luận bắt đầu, đến mức cụm từ "dead game" trở thành một chủ đề cực kì hot trên Twitter. Nguồn cơn của điều này dường như là một chuỗi các bài đăng từ Fortnite về nhân vật được nhiều người yêu thích là Drift, tạo ra một thông điệp bí ẩn dẫn đến rất nhiều phản hồi "dead game" trong phần bình luận. Cụm từ này sau đó dần tách ra riêng, dẫn đến những bài đăng từ các người dùng Twitter như SikeJayyKayy chỉ ra những mục tiêu phổ biến có hơn 1000 lượt thích. Nếu một người tìm kiếm cụm từ "dead game" trên Twitter, họ có thể tìm thấy vô số những thứ tương tự.

Bùng nổ tranh luận về những gì tạo nên khái niệm Dead Game  2

Rất nhiều người phản ứng lại với những người gọi các trò chơi như Overwatch, vẫn là một tựa game esport nhiều người chơi, là "dead game". Nhìn chung, mọi người đều đồng ý rằng một người bình luận "dead game" chỉ vì họ không còn thích trò chơi đó nữa, vì bất kì lý do nào, hoặc họ biết rằng có nhiều người đồng quan điểm với mình, đủ để nhận về rất nhiều lượt thích. Theo như người dùng Twitter user_rookV2, đó giống như một cuộc thi "câu like" hơn là để bày tỏ ý kiến, và điều này đã vô tình làm bùng nổ một cuộc thảo luận về những tựa game thực sự nên được coi là "dead". Có rất nhiều gợi ý, dựa trên các tiêu chí như việc các nhà phát triển có còn ra mắt nội dung mới hay không, còn đủ người cho các trận đấu trực tuyến hay không, ...

Bùng nổ tranh luận về những gì tạo nên khái niệm Dead Game  3

Một sự đồng tình chung về định nghĩa "dead game" là khi những tựa game live-service bị đóng cửa, chẳng hạn như Paragon của Epic Games, và tựa game chiến đấu với quái vật 4v1 Evolve. Mặc dù có vẻ ngớ ngẩn, nhưng sự tiêu cực này trong cộng đồng game trực tuyến có thể thực sự khiến cả những nhà phát triển và người hâm mộ thất vọng. May mắn là vẫn còn nhiều người khác kêu gọi chấm dứt xu hướng "dead game", vậy nên hi vọng việc mọi người khẳng định các tựa game trực tuyến phổ biến rất được yêu mến là "dead" sẽ sớm trôi qua.

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Lên đầu trang