One Piece - Hachigatsu Bon lễ Vu Lan tháng 8 Nhật Bản được tái hiện trong Wano Arc

Lễ hội mà mọi người ở Wano đang chuẩn bị có thể được lấy cảm hứng từ lễ hội có thật ngoài thực tế là lễ Obon - ngày mà mọi người tưởng nhớ đến cha, mẹ, tổ tiên hay những người đã khuất trong gia đình, nên đây còn được xem như lễ Vu Lan của người Nhật, kéo dài trong ba ngày.

Lễ Obon vốn được định là 15/7 âm lịch. Nhưng đến cuối thế kỷ 19, Nhật Bản chuyển sang dùng Dương lịch, nên gây ra sự phân hóa về thời gian tổ chức lễ Obon ở các vùng khác nhau. Có nơi dùng 15/7 dương lịch (Tokyo, Yokohama,...), có nơi vẫn dùng âm lịch (Kanto, Shikoku,...). Còn riêng Kyoto - Nơi có lễ Obon lớn và hoành tráng nhất (Hachigatsu Bon) thì dựa theo âm lịch để chọn ra một ngày cụ thể cho dương lịch là 15/8.

Related image

Có nhiều hoạt động diễn ra trong ba ngày lễ Obon. Việc chuẩn bị Thiên Không Thuyền ở Wano là dành cho ngày cuối cùng của Obon - Okuribi (Lửa đưa), đêm mà mọi người sẽ thả những đèn lồng để tiễn đưa linh hồn những người đã khuất về thế giới mới. Tuy vậy, nếu thực tế phổ biến việc thả đèn trôi sông, thì ở Wano, có lẽ ngài Oda đang có ý định thả nó lên trời. Một sự pha trộn giữa hình ảnh chiếc thuyền và đèn Khổng Minh.

Bài viết có thêm thông tin của Hội những người ăn ngủ cùng One Piece

Nếu lấy bối cảnh cảm hứng của Wano là Kyoto thì Hachigatsu Bon của Kyoto còn có thêm một hoạt động đặc sắc đi cùng lễ thả đèn là Gozan Okuribi, với hình ảnh chữ đại và cánh cổng Torii khổng lồ trên sườn núi được lại ra bằng hàng trăm ngọn lửa mà mọi người có thể chiêm ngưỡng nó từ xa.

Ở Việt Nam, chúng ta cũng có một ngày lễ hội tương tự là lễ Vu Lan (hay còn gọi là Lễ Xá tội Vong nhân). Đây là ngày lễ hội của cả nước Nhật và luôn mang đậm sắc màu linh thiêng, huyền bí.

Lễ hội Obon gắn liền với điệu múa đặc trưng Bon - Odori. Lễ hội Bon kéo dài trong ba đến bốn ngày, tuy nhiên ngày bắt đầu lại có sự khác biệt giữa các vùng miền của Nhật Bản:

* Shichigatsu Bon (Bon tháng bảy), tổ chức vào ngày 15 tháng 7 dương lịch, ở các vùng như Tokyo, Yokohama và Tohoku. * Kyu Bon (Bon cũ) tổ chức ngày 15 tháng 7 âm lịch ở các vùng phía Bắc Kanto, Chugoku, Shikoku và các đảo ở phía Tây Nam. * Hachigatsu Bon (Bon tháng tám) thì được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 dương lịch. Đây là ngày phổ biến nhất và là ngày hội Obon lớn nhất được tổ chức tại cố đô Kyoto.

One Piece - Hachigatsu Bon lễ Vu Lan tháng 8 Nhật Bản được tái hiện trong Wano Arc 2

Lễ hội Obon được tổ chức hai lễ chính là lễ Mukaebo (Đón các linh hồn) và lễ Okuribon (Tiễn các linh hồn). Dưới đây là trình tự nghi lễ Obon: - Ngày 13: Lễ đón các linh hồn. Vào chiều tối, người ta đặt những cây đèn thắp sáng trước bàn thờ và đốt những cuống gai đã tước trước vỏ ở vườn và cổng. Đây được gọi là “Lửa đón” để giúp các linh hồn thấy đường trở về nhà. - Ngày 14,15: Khoảng thời gian các linh hồn ở lại nhà. Lúc này người ta đặt đồ thờ cúng lên bàn thờ để cúng cho các linh hồn. Đây cũng là thời điểm bắt đầu các sự kiện ngoài đường phố. - Ngày 16: Lễ tiễn các linh hồn. Lúc này người ta lại đốt lửa “Lửa tiễn đi” tại đúng vị trí đốt “Lửa đón” để thắp sáng đường tiễn các linh hồn về với thế giới bên kia.

Đồ cúng thờ trong lễ Obon là những chiếc bánh như bánh khảo, làm từ bột gạo màu xanh, đỏ, vàng… (một nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của người Nhật) trông rất hấp dẫn và thường có hình hoa sen (tiếng Nhật gọi là Hasu Okashi) cùng với những giỏ hoa quả gồm nhiều loại được trình bày rất đẹp mắt trên bàn thờ gọi là Obon-dana (hoặc Tama-dana). Đồ cúng được thay đổi mỗi ngày, ngày 13 là Mukaedango (Bánh đón linh hồn); ngày 14 là Ohagi (Một loại bánh bột gạo); ngày 15 là Soumen (Bún làm bằng bột mì) và ngày 16 là Okuridango (Bánh tiễn linh hồn). Nhiều hoạt động tín ngưỡng được người dân Nhật Bản tổ chức để kỉ niệm Lễ hội Obon. Quan trọng nhất trong đó chính là sự kiện dâng lửa để soi đường cho linh hồn của những người đã khuất trở về trời bằng 5 đám lửa lần lượt được đốt lên ở 5 ngọn núi xung quanh Kyoto trong khoảng 1 giờ đồng hồ. Những đám lửa lớn được sắp xếp theo hình dạng của các chữ Hán. Bắt đầu là chữ Đại (Daimonji), rồi đến Diệu (Myo), Pháp (Ho) và Thuyền (Funagata), chữ Đại nhỏ ở đỉnh núi nhỏ hơn gọi là Hidari-Daimonji, gần với chùa Vàng. Lễ hội kết thúc với nghi thức Toro Nagashi (thả thuyền giấy). Các con thuyền được xếp bằng giấy rồi thả theo các con sông như là biểu tượng để tiễn đưa linh hồn những người quá cố trở về thế giới của họ. Nếu như bạn có dịp đến Kyoto vào tháng 8, hãy tham dự Obon để hiểu biết thêm về một đất nước đầy những tinh hoa truyền thống, những nét đẹp trong văn hóa của người dân xứ sở hoa anh đào.  

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Lên đầu trang