Trong một nỗ lực bảo vệ người dùng, TikTok vừa đưa ra quyết định chặn nhiều dịch vụ tại Nga, đáp trả lại đạo luật "tin giả" mới được áp dụng ở quốc gia này
Với những diễn biến hiện nay tại Ukraine, rất nhiều các quốc gia và công ty đã quyết định đứng về phía tổng thống Zelensky và lên án Nga đã khiến hai đất nước rơi vào giao tranh kéo dài. Mặc dù vẫn chưa có nhiều sự can dự trực tiếp của nước ngoài vào cuộc xung đột, ngoài việc vận chuyển vũ khí và vật tư, nhiều công ty quốc tế đã tìm những cách khác nhau để phản đối Nga. Nhiều quốc gia đang trừng phạt đồng tiền của Nga và khiến nó gần như vô giá trị, làm cho nền kinh tế tại đây sụt giảm nghiêm trọng. Ukraine thậm chí còn kêu gọi Xbox và PlayStation chặn các tài khoản dịch vụ tại Nga.
PlayStation và Xbox được kêu gọi ủng hộ Ukraine
Nay, có vẻ như một trong những nền tảng truyền thông xã hội lớn nhất là TikTok cũng tham gia chống lại Nga. Mới đây, TikTok đã công bố trên Twitter về việc tạm thời chặn việc livestreaming và sản xuất nội dung mới trong nước Nga. Quyết định này cũng nhằm để đáp trả luật "tin giả" mới được áp dụng gần đây tại Nga. Tiktok cho biết đang xem xét những động thái an toàn của luật lệ và các tình huống phát triển tại Nga trước khi tiếp dụng dịch vụ, ưu tiên sự an toàn cho người dùng. Luật tin giả mà TikTok nhắc đến được tổng thống Nga Vladimir Putin ban hành, qua đó bất kì công dân Nga nào lan truyền "thông tin sai lệch" về quân đội Nga, hoặc kêu gọi các biện pháp trừng phạt Nga sẽ phải đối mặt với những hệ quả nghiêm trọng.
Hình phạt cho việc vi phạm luật mới này có thể dẫn đến án phạt tiền hoặc 15 năm tù giam. Theo lý giải từ chính quyền Nga, luật lệ này được đưa ra để trừng phạt những công dân cố tình xuyên tạc mục đích của Lực lượng Vũ trang Nga trong cuộc xung đột quân sự với Ukraine. TikTok cho biết họ nhận thức được tác động lớn mà luật này tạo ra với người dùng trong giai đoạn khủng hoảng này. Dịch vụ này đang cố gắng đảm bảo các tài khoản người dùng có thể tự do bày tỏ quan điểm bản thân, đồng thời giản thiểu các tác hại có thể xảy ra. Ví dụ như trước đây từng có một đoạn ghi hình giả của Digital Combat Simulator lan truyền trên mạng, khẳng định là của một phi công Ukraine.
Để chống lại những thông tin sai lệch này, TikTok đã thuê những đội ngũ lớn hơn của nhiều người nói các ngôn ngữ khác nhau, bao gồm cả tiếng Nga và Ukraine, để xác minh tính hợp pháp của các bài đăng. Trong quá khứ, nền tảng giải trí này tuy gần như không làm được gì trong việc ngăn chặn những người dùng và xu hướng gây tranh cãi, nhưng theo đánh giá của nhiều người, đây là bước đi đúng hướng. Dù vậy, một số người vẫn cho rằng TikTok có thể làm được nhiều hơn nữa để hạn chế việc lan truyền sai sự thật, chẳng hạn như cấm các tài khoản bot phát tán dữ liệu sai lệch. Hiện tại, chỉ còn là vấn đề thời gian để xem TikTok sẽ quyết định hạn chế những dịch vụ của mình tại Nga trong bao lâu, và những dự định tiếp theo của họ.