NASA công bố những bức ảnh màu được chụp ở vũ trụ đầu tiên từ siêu kính James Webb
Hình ảnh James Webb đầu tiên cho chúng ta thấy được sự xứng đáng khi chờ đợi.
NASA đã công bố những hình ảnh đầu tiên được mong đợi từ lâu từ Kính viễn vọng Không gian James Webb. Ngày 12 tháng 7 là ngày dự kiến hình ảnh và dữ liệu Webb đầu tiên sẽ được công bố. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian cuối ngày 11, NASA đã quyết định Tổng thống Mỹ Biden sẽ là người công bố chính thức.
Loạt ảnh có tên Webb's First Deep Field được chụp bằng Máy ảnh hồng ngoại cận (NIRCam) và là một loạt các hình ảnh được chụp ở các bước sóng khác nhau trong 12,5 giờ.
Xem thêm: Hiện tượng thiên văn: Sao Thổ, Sao Hỏa, Sao Kim và Sao Mộc sẽ thẳng hàng trước bình minh
Hình ảnh đầu tiên cho thấy cụm thiên hà SMACS 0723 khi nó xuất hiện cách đây 4,6 tỷ năm và khối lượng tổng của cụm thiên hà này hoạt động như một thấu kính hấp dẫn, phóng đại những thiên hà nằm xa hơn ở phía sau nó. NIRCam của Webb đã giúp những thiên hà xa xôi đó trở nên rõ nét hơn, với cấu trúc nhỏ bé, mờ nhạt và chưa từng được thấy trước đây.
Các ước tính gần đây xác định thiên hà Milky Way của chúng ta có đường kính khoảng 100.000 năm ánh sáng (một năm ánh sáng tương đương với 5,8 nghìn tỷ dặm) và chứa từ 100 đến 400 tỷ ngôi sao. Hàng nghìn thiên hà xuất hiện trong hình ảnh Webb đầu tiên và NASA cho biết khi nhìn bằng mắt chúng ta có thể thấy được vũ trụ chứa đựng nhiều hành tinh với kích thước gần bằng một hạt cát.
Trong số ảnh vũ trụ mới do kính thiên văn James Webb công bố ngày 12.7 có quang phổ của bầu khí quyển của một hành tinh khí ở xa - hành tinh WASP-96 còn được gọi là Phoenix, được phát hiện năm 2014.
Cách Trái đất gần 1.150 năm ánh sáng, WASP-96 có khối lượng bằng một nửa sao Mộc và quay quanh ngôi sao chủ trong 3,5 ngày.
Tập hợp Stephan's Quintet được ghép lại với nhau bằng cách sử dụng gần 1.000 hình ảnh riêng biệt và là hình ảnh lớn nhất từ Webb cho đến nay. Hình ảnh mô tả một nhóm năm thiên hà được gọi chung là Hickson Compact Group 92, và được chụp bằng các công cụ NIRCam và MIRI của Webb.
Cái tên hơi khó hiểu khi chỉ có bốn trong số năm thiên hà là tương đối gần nhau. Thiên hà hơi "lẻ bầy", NGC 7320 (thiên hà ngoài cùng bên trái trong ảnh), cách Trái đất khoảng 40 triệu năm ánh sáng trong khi 4 thiên hà khác (NGC 7317, NGC 7318A, NGC 7318B và NGC 7319) cách xa gần 290 triệu năm ánh sáng.
Cuối cùng là Tinh vân Thuyền Để được chụp bởi NIRCam của Webb. Bức ảnh được chụp bởi ống kính Hubble nhưng thiếu mức độ chi tiết giống như chuyển từ độ phân giải SD trên TV ống sang 8K trên OLED mới nhất.
Tinh vân này cách chúng ta khoảng 7.600 năm ánh sáng và được James Dunlop đưa vào danh mục lần đầu tiên vào năm 1826. Nó có thể nhìn thấy từ Nam bán cầu, với phần cụ thể này nằm ở góc tây bắc của Tinh vân Thuyền Để.
Webb thậm chí còn có thể phân giải các ngôi sao riêng lẻ và lõi sáng của NGC 7320. Hình ảnh độ phân giải đầy đủ của NASA về cụm này có kích thước 12.654 x 12.132 pixel và nặng khoảng 182MB và rất đáng để tải xuống để khám phá theo tỷ lệ 1: 1.
Được phóng vào tháng 12.2021 từ Guiana thuộc Pháp trên tên lửa Ariane 5, kính viễn vọng James Webb đang quay quanh Mặt trời và ở vị trí cách Trái Đất khoảng cách 1,6 triệu km, trong vùng không gian gọi là điểm Lagrange thứ hai.
Xem thêm: Trung Quốc sắp hoàn thành công trình thế kỷ trong không gian mà chưa nước nào làm được
Là kỳ quan về kỹ thuật, tổng chi phí dự án James Webb được ước tính khoảng 10 tỉ USD, đưa kính viễn vọng không gian này trở thành một trong những nền tảng khoa học đắt tiền nhất từng được xây dựng.
Gương chính của kính James Webb rộng hơn 6,5 m và được tạo thành từ 18 phân đoạn gương tráng vàng.
NASA ước tính James Webb có đủ nhiên liệu để đảm bảo tuổi thọ 20 năm. Kính viễn vọng không gian mạnh nhất thế giới hiện nay sẽ hoạt động cùng với kính viễn vọng không gian Hubble và Spitzer để trả lời các câu hỏi cơ bản về vũ trụ
Bài cùng chuyên mục