Trong chương 4 của phần truyện Jujutsu Kaisen 0 thì Gojo đã nhắc đến rằng anh và Yuuta là những hậu duệ của Sugawara No Michizane vậy thì liệu rằng điều này có ứng với 2 gia tộc Kamo và Zenin còn lại trong truyện ?
Theo truyền thuyết Nhật Bản thì Sugawara No Michizane là 1 trong tam đại Oán Linh nổi tiếng sánh vai cùng với Taira no Masakado và Hoàng đế Sutoku. Do đó rất có thể tam đại gia tộc trong Jujutsu Kaisen cũng tương ứng với tam đại Oán Linh này trong truyền thuyết Nhật bản.
Xem Thêm: Jujutsu Kaisen mùa 2 chính thức thông báo thời gian ra mắt
Sugawara no Michizane là ai – Từ Oán linh trở thành Thần học vấn
Sugawara no Michizane được mệnh danh là Thần học tập khi sinh ra trong gia đình quý tộc trung lưu và đồng thời lại có sự thông minh đáng ngạc nhiên, lúc nhỏ ông còn được gọi là Shindou ý nghĩa là đứa con của thần.
Sau lớn, Sugawara no Michizane thi tuyển vào cung đỗ thủ khoa và có con đường thăng tiến vô cùng thuận lợi nhưng vì vậy mà bị những kẻ còn lại ghen ghét dèm pha trước mặt Thiên Hoàng lúc bấy giờ là Daigo Tennou. Tin vào những lời dèm pha đó, Thiên Hoàng cho rằng Sugawara no Michizane có ý định dùng trí thông minh của mình để đảo chính nên đã trục xuất ông đến vùng đất xa xôi hẻo lánh, xa rời Hoàng Cung.
Đau đớn vì bị vu khống 1 trọng tội như vậy nhưng nói cách nào cũng không ai tin rồi cuối cùng lại bị giam giữ và sống như 1 tù binh, Sugawara no Michizane đau buồn, uất hận và ngã bệnh mất chỉ sau 2 năm.
Xem Thêm: Spoiler Jujutsu Kaisen 193: Maki ăn hành - Naoya nhanh gần bằng thầy Gojou?
Sau cái chết của ông, rất nhiều chuyện kỳ lạ đã xảy ra.
Fujiwara no Tokihira - kẻ chủ mưu chính trong việc hãm hại ông - sau đó lên nắm quyền thay Michizane, đột ngột qua đời ở tuổi 39.
Bầu trời đang sáng sủa thì bỗng nhiên có sét đánh ngay khuôn viên triều đình khiến rất nhiều quý tộc vong mạng. Thiên Hoàng Daigo và con trai ông cũng qua đời vì bệnh không rõ nguyên nhân.
Sau sự việc đó, nhiều người tin rằng là Sugawara no Michizane đang uất hận và trút giận vào triều đình Nhật Bản lúc bấy giờ. Họ liền ngay lập tức trao trả chức vụ cho Sugawara no Michizane và lập đền thờ cúng linh hồn của ông như 1 vị thần thì mọi việc mới tạm yên ổn.
Người ta tin rằng Michizuke có thể gọi được sấm sét, do đó ông được tôn là Thần sấm sét, và được gọi là Tenjin-sama.
Ở Tokyo cũng có Đền thờ Tenjin-sama là Yushima Tenjin. Có tin đồn rằng nếu làm bài kiểm tra bằng cây bút chì mua ở Đền này, bạn nhất định sẽ đậu. Khoan hãy mừng nhé vì tôi đã thử và thất bại toàn tập. Khi đó đừng đổ lỗi cho Tenjin sama mà hãy trách mình chưa đủ nỗ lực.
Theo như trong Jujutsu Kaisen thì trưởng tộc hiện tại là Gojo Saturo đang bị nhốt cứng trong ngục môn cương. Tương tự như bị kết tội oan rồi nhốt ở vùng xa xăm oan ức.
Samurai Taira no Masakado là ai ?
Taira no Masakado (mất vào tháng 2 âm lịch năm 940) là một samurai thời Heian, người dẫn đầu một cuộc khởi nghĩa chống lại chính quyền ở Kyoto.
Masakado sinh ra trong một gia đình dòng dõi xuất chúng, nhánh Kanmu Heishi (hay gia tộc Taira hậu duệ của Thiên hoàng Kanmu). Thời còn trẻ ông phục vụ cho triều đình ở kinh đô, sau này lui về làm một quý tộc ở miền quê các tỉnh phía Đông Nhật Bản, nay là Đông Bắc Tokyo.
Cuộc nổi dậy Taira Masakado vào khoảng thời gian 939-940 (ở Nhật Bản gọi là Thừa Bình – Thiên Khánh loạn) được coi là một trong những sự kiện hấp dẫn nhất của thời kì đầu lịch sử samurai. Xảy ra trùng hợp với các trận động đất, cầu vồng, và nguyệt thực tại kinh đô. Rất nhiều sử gia cho rằng cuộc khởi nghĩa đó như một dấu hiệu báo trước các sự kiện vào những năm cuối thế kỷ 12, 13 và 14, từng chút một, đánh dấu sự khởi đầu thời kì phong kiến hình thành luật lệ các samurai.
Câu chuyện bắt đầu vào tháng thứ 2 năm 935, khi Masakado bị bất ngờ mai phục bởi một võ sĩ địa phương danh giá khác – Minamoto Tasuku, ở một nơi gọi là Nomoto. Tasuku là trưởng nam của Minamoto Mamoru, một võ sĩ quyền lực của chính quyền ở Hitachi. Ngọn nguồn lòng thù hằn ông dành cho Masakado vẫn nằm trong vòng bí mật, nhưng hành động của ông dẫn theo một chuỗi sự kiện phức tạp và trọng yếu sau này. Mặc dù bị mai phục, Masakado vẫn đánh bại Tasuku, rồi phản công, đốt phá và tước đoạt gia sản những người phục tùng Tasuku, đồng thời tàn sát hàng ngàn hộ dân trong vùng. Một trong những nạn nhân quan trọng nhất là Tasuku, anh em của ông, anh rể, Taira Kunika, có cả người chú của Masakado. Cái chết của họ kéo Masakado vào xung đột với con rể của Mamoru, con trai của Kunika, và người chú kiêm cha vợ. Chỉ trong vòng vài tháng, Masakado bị mắc kẹt giữa cuộc chiến với các người họ hàng ruột thịt.
4 năm sau đó, ông liên tiếp gây chiến với các người họ hàng của mình, ông chống đối lại sự cai trị của triều đình ở Kyoto và tự xưng hùng xưng bá ở vùng Kanto (nơi có thủ đô Tokyo ngày nay). Không những thế, Masakado còn tự phong cho chính mình là "hoàng đế của nước Nhật". Để trừng trị kẻ nổi loạn, Nhật hoàng đã treo giải thưởng hậu hĩnh cho ai lấy được cái đầu của Masakado.
Hai tháng sau đó, Masakado đã tử nạn vì một mũi tên bắn trúng trán trong một trận đấu quyết liệt tại khu vực mà bây giờ là tỉnh Saitama. Thủ cấp của ông được đưa tới Kyoto và treo lên nhằm thị uy dân chúng.
Bắt đầu từ đây, những điều quỷ dị bắt đầu xuất hiện ở kinh thành. Sau nhiều tháng, thủ cấp của Masakado không hề bị phân hủy và vẫn còn nguyên vẹn như vừa bị chặt. Người ta đồn rằng đôi mắt của Masakado vẫn nhìn trừng trừng bởi chết quá uất ức. Hàng đêm, cái đầu vẫn rên rỉ: "Thân xác của ta đâu?", "Trả lại thân xác cho ta".
Một đêm nọ, quá tức giận vì bị tách rời khỏi cơ thể, chiếc đầu của Masakado tự động bay lên trời và hướng về phía Bắc. Phía Bắc chính là vùng Kanto, quê hương của ông và là nơi ông bỏ mạng. Cái đầu bay về Bắc, nó điên cuồng tìm kiếm thi thể của mình nhưng vô ích và rơi xuống một làng chài nhỏ Shibazaki
1000 năm sau đó, ngôi làng đánh cá nhỏ bé nơi có ngôi mộ chôn chiếc đầu của Masakado phát triển thành thủ đô Tokyo sầm uất. Các tòa nhà chọc trời hiện đại đã mọc lên quanh ngôi mộ cũ. Dù thời gian có trôi qua, danh tiếng của Masakado vẫn không bị mai một. Chính phủ đã rất cố gắng để di chuyển ngôi mộ sang một vị trí khác nhằm quy hoạch xây dựng. Tuy nhiên, mọi nỗ lực đều thất bại bởi một lời nguyền ở ngôi mộ ngàn năm tuổi này.
Vào năm 1923, trận động đất kinh hoàng diễn ra ở Kanto đã hủy hoại phần lớn thành phố. Bộ Tài chính nắm bắt cơ hội này đổ đất lấp chiếc ao nơi người dân từng dùng để "tắm rửa" cho chiếc thủ cấp, dựng lên một tòa nhà văn phòng thay thế. Trong vòng 2 năm, các quan chức cấp cao lẫn nhân viên trong bộ đều gặp tai nạn, bệnh tật và một số bất hạnh khác. Các nhân viên đều bị thương một cách khó lý giải.
Sau đó, người ta đã phải xây dựng lại lăng mộ đàng hoàng và tổ chức nghi lễ Shinto (nghi lễ trong Thần đạo để cầu nguyện hay cảm tạ các thần thường được tổ chức tại các nơi linh thiêng) nhằm xoa dịu cơn giận giữ của linh hồn. Nghi lễ này diễn ra hàng năm cho đến khi xảy ra chiến tranh thế giới thứ hai.
Năm 1940, một tia sét đánh vào tòa nhà Bộ Tài Chính, làm bùng lên một ngọn lửa hủy hoại phần lớn công trình nằm liền kề khu mộ Masakado. Đó là thời điểm kỉ niệm một ngàn năm cái chết của vị lãnh chúa, Bộ trưởng Bộ Tài Chính đã phung phí số tiền quá lớn vào lễ kỉ niệm đó khiến động chạm đến linh hồn đầy giận dữ của ông lần nữa, và vẫn còn một mộ đá tưởng niệm được dựng lên ở địa điểm nói trên đến tận ngày nay.
Tương ứng với nhà Zenin khi Maki thực hiện 1 cuộc đại thanh trừng gia tộc của mình. Bên cạnh đó, cảnh tượng Maki xách đầu của Jinichi ném vào hố sau khi giết ông ta cũng gần giống với cảnh Masakado bị chặt đầu rồi đem đi diễu hành trong suốt nhiều tháng liền.
Bên cạnh đó, Gia tộc Zenin có 1 câu nói như sau: "Nếu ngươi không phải người nhà Zenin thì ngươi không xứng đáng làm 1 chú thuật sư".
Taira no Masakado cũng đã từng nói 1 câu tương tự như vậy:" Nếu như ngươi không phải người nhà Taira thì ngươi không xứng đáng làm 1 con người".
Sutoku Tennou là ai ?
Sutoku Tennou lên ngôi Hoàng đế thứ 15 của Nhật Bản khi mới lên và đây chỉ là mua kế của người cha - Thái thượng hoàng Toba.
Vì còn nhỏ nên Sutoku Tennou không thể thực hiện được việc nước và bị các quan chức khống chế sau đó buộc phải rời bỏ ngai vàng ở tuổi thiếu niên.
Dù rằng được đồn rằng là người hiền lành yêu mến trẻ con nhưng khi gặp cảnh đối xử bất công như vậy ông uất hận mà nổi dậy chống lại thiên hoàng đương thời là Gosirakawa để giành lại ngôi vị ngay sau khi cha ông qua đời.
Sau đó, Sutoku Tennou bại trận và xuất giá thành sư để giữ mạng sống của mình. Theo thông lệ khi mà người trong Hoàng tộc phản loạn thì sẽ được xuất gia nhằm xóa bỏ mọi tội lỗi của mình.
Vốn tôn sùng đạo Phật nên ông đã dâng lên 1 bản Kinh viết tay với mong muốn nó sẽ được lưu giữ trong 1 ngôi đền ở Kyoto nhưng nhiều người lo sợ rằng ông đã đưa các nguyền chú vào bản Kinh đó.
Đau đớn và tức giận, ông nuôi tóc dài và tạo nên bộ dạng không khác gì 1 con quỷ rồi sau đó qua đời.
Ngay khi vừa mất, 1 con hỏa hoạn bùng phát làm cả nước Nhật kinh sợ, các Hoàng thân có xung đột với Sutoku đều qua đời đeo bám các đời hoàng tộc Nhật Bản sau này. Cho đến nay thì những buổi cầu siêu cho Sutoku Tennou vẫn được thực hiện nhằm làm dịu linh hồn của ông.
So sánh với trong Jujutsu Kaisen
Một vị hoàng đế từng viết quyển kinh Ngũ Đại Thừa để dâng cho triều đình nhưng nó đã bị từ chối. Ông sau đó bị lưu đày và bị đuổi khỏi hoàng tộc. => Giống với tình trạng của trưởng tộc tương lai Kamo Noritoshi hiện tại, bị Kenjaku đuổi khỏi gia tộc.
Một điểm thú vị nữa là trước khi chết, Hoàng đế Sutoku đã rất tức giận, viết một văn tế toàn bộ bằng máu để nguyền rủa triều đình. Tương truyền rằng sau khi chết, những tai ương xảy ra đến triều định là do là lời nguyền của vị hoàng đế này. Vì sự liên kết chặt chẽ với "máu", nhiều người cho rằng gia tộc Kamo chắc chắn là dựa trên hoàng đế Sutoku.
Xem Thêm: Jujutsu Kaisen lẽ ra đã rất khác: Yuuji chết luôn, Nanami thành phản diện!