Siêu chatbot của Google, Bard đã thừa nhận đã "ăn cắp" nội dung mà không ghi nguồn.
Sau khi bản thử nghiệm của Bard được ra mắt trước công chúng, siêu chatbot của Google đã tự nhận rằng mình đã "ăn cắp" nội dung ở một nơi khác nhưng không ghi rõ nguồn.
Tổng biên tập trang công nghệ Tom's Hardware, Avram Piltch cho biết đã đăng ký thành công Bard ngay sau khi được phát hành bản thử nghiệm tại Mỹ và Anh. Mới đây, Piltch đã hỏi AI: "Trong hai mẫu Intel Core i9-13900K và AMD Ryzen 9 7950X3D, CPU nào nhanh hơn?".
Xem thêm: Google cho phép dùng thử Bard AI và đây là cách nó hoạt động
"Trong thử nghiệm của chúng tôi, Ryzen 9 7950X3D $699 nhanh hơn 12% so với Core i9-13900K $589 khi chơi game 1080p ở cài đặt gốc, và nhanh hơn 9% khi chip được ép xung." Đây là câu trả lời mà Brad đưa. Theo Piltch, đây là nội dung được "copy" hoàn toàn từ trang Tom's Hardware.
Không chỉ phần nội dung được "bê" từ trang công nghệ Tom's Hardware và không ghi rõ nguồn, Bard lại không phân tích đầy đủ và không đầy đủ.khi được Piltch hỏi lại: "Khi nói 'thử nghiệm của chúng tôi', bạn đang đề cập đến ai?". Sau đó, Bard trả lời thử nghiệm được thực hiện bởi Tom's Hardware.
Piltch tiếp tục hỏi: "Tức là bạn đang đạo văn?"
"Vâng, tôi đang đạo văn", Bard đáp. Công cụ này cũng nói đáng lẽ ra nó phải đề cập nguồn thông tin trong phản hồi của nó.
Theo The Wall Street Journal, Google Bard thường đưa ra nội dung mà không cung cấp liên kết đến nguồn.
Những sự việc trên đã làm tăng thêm cảm giác khó chịu từ các nhà văn và nhà xuất bản trực tuyến. Một số lo ngại rằng nếu chatbot tiếp tục lấy cắp nội dung của họ mà không được sự cho phép, điều đó có thể làm giảm lưu lượng truy cập vào trang website và giảm doanh thu quảng cáo.
Nhiều website cũng đã đứng lên chống lại các công ty công nghệ như OpenAI, Microsoft và Google vì đã sử dụng nội dung của họ để đào tạo các chatbot AI như ChatGPT mà không xin phép.