Từng là một trong những trò chơi "play to earn" thành công nhất, Axie Infinity giờ đây sụp đổ hoàn toàn khi đồng AXS tuột dốc không phanh
Cuộc cách mạng của Axie Infinity
Theo như trang Bloomberg nổi tiếng từng chia sẻ thì Axie Infinity là một trò chơi có mối liên hệ vô cùng mật thiết đối với thị trường tiền số. Người chơi sẽ tham gia và kiếm những đồng tiền mã hóa có tên là Small Love Potion (SLP) hoặc đồng token có tên Axie Infinity Shards (AXS) để thu về lợi nhuận cho bản thân.
AXS thường được sử dụng để lai tạo những con thú trong game, còn SLP là một đồng tiền mà game thủ có thể thu thập được trong quá trình làm nhiệm vụ của mình. Đây cũng chính là phương thức giúp cho game thủ có thể đóng góp vào công việc quản trí, phát triển trò chơi trong tương lai xa hơn.
Có khá nhiều phương thức để kiếm tiền từ Axie Infinity, bao gồm việc nuôi những con thú ảo (Axie) để kiếm về lợi nhuận, cụ thể hơn là lai tạo hai Axie với nhau và thu thập những con Axie con. Quá trình lai tạo này sẽ được trải phí bằng SLP và AXS, tất nhiên bất kì người chơi mới nào cũng cần đến AXS khiến cho đồng token này tăng giá một cách chóng mặt.
Theo như những số liệu từ Coinmarketcap, tính đến sáng ngày 11/8/2021 thì giá của một đồng AXS có thể lên đến 74,45 USD. Với 60,9 triệu AXS hiện đang được lưu hành thì giá trị vốn hóa của đồng tiền này đã chạm mốc 4,5 tỷ USD Thậm chí nhà sáng tạo của Axie Infinity - Sky Mavis đã lên tiếng tuyên bố rằng tựa game "play to earn" này sẽ là một hiện tượng của kinh tế mới.
Xem thêm: Axie Infinity khuyến khích các hacker mũ trắng phát hiện lỗ hổng bảo mật của công ty
Cũng trong tháng 06/2021 thì Sky Mavis đã huy động được một nguồn vốn lên đến 160 triệu USD từ những nhà đầu tư, bao gồm công ty đầu tư mạo hiểm Andreessen Horowitz và công ty tiền số Paradigm. Cùng tháng đó, Axie Infinity đã đạt được thêm một thành công lớn nữa đó là sở hữu 2 triệu người chơi hoạt động hàng ngày.
Nhà đồng sáng lập Reddit kiêm nhà đầu tư Axie cũng dự đoán rằng trong vòng 5 năm nữa, 90% thị trường chơi game toàn thế giới sẽ toàn là những trò chơi mang tính "play to earn". Hay người đứng đầu công ty công ty khởi nghiệp trò chơi tiền điện tử Yield Guild Games - ông Gabby Dizon cũng khẳng định rằng Axie Infinity chính là cách để tạo lập “tư duy nhà đầu tư” trong một nền kinh tế số mới, nơi mà Web 3.0 được coi là một "cơ hội phim thường", là "vũ khí lớn nhất" để chống lại sự nghèo đói.
Sự sụp đổ của Axie Infinity
Được đề cao là thế nhưng không lâu sau đó, Axie Infinity đã rơi vào khủng khoảng, với số lượng người chơi mỗi ngày giảm đi 40%, còn giá trị của đồng SLP và AXS lao dốc thê thảm. Mọi chuyện cứ tiếp diễn cho đến khi Axie Infinity xác định thiệt hại lên đến 620 triệu USD khi mà hệ thống của Sky Mavis bị tấn công bởi một nhóm hacker.
Cho đến tháng 5 thì trò chơi này đã gần như chạm đáy khi thủng mốc 20 USD, trở thành một minh chứng xác thực cho những hoài nghi của cư dân mạng về thị trường tiền số vốn vẫn chưa được xây dựng một cách hoàn toàn chỉn chu về vấn đề bảo mật thông tin.
Sky Mavis lúc này đã lặng lẽ thay đổi mô tả về trò chơi của mình, chuyển Axie Infinity từ trò chơi "play to earn" thành "play and earn" (chơi và kiếm tiền). Công ty cũng nhanh chóng tung ra một phiên bản Axie: Origin với hàng loạt những nâng cấp về đồ họa, cũng như mở ra một lối chơi hấp dẫn hơn phiên bản ban đầu của mình.
Có một điều đáng nói đó là Axie: Origin lại không hề có bất kì điều gì liên quan đến tiền số, khi mà ngay cả Sky Mavis cũng xác nhận rằng game thủ sẽ có hứng thú tham gia vào một trò chơi hơn nếu như nó không có dính dáng đến tiền ảo. Mục tiêu được đặt ra đó là thay thế trò chơi gốc bằng Axie: Origin, một phiên bản phi mã hóa nhằm thu hút một lượng lớn người chơi tham gia vào game.
Xem thêm: FBI cáo buộc nhóm hacker khét tiếng của Triều Tiên đứng sau vụ tấn công Axie Infinity
Dù cho nhà sáng tạo này liên tục đánh lạc hướng game thủ bằng cách tung ra những sản phẩm mới, nhưng sự căng thẳng ngày càng hiện rõ trước sự lao dốc của đồng AXS. Đáng nói hơn trong một cuộc phỏng vấn với tờ Bloomberg thì nhà đồng sáng lập của Sky Mavis, Jeffrey Zirlin vào tháng 1 vừa qua cho biết rằng anh hiện đang sống tại Mỹ, nhưng lại không chi sẻ vị trí vụ thể:" “Tôi có thể sống ở bất cứ đâu, nhưng không rời khỏi phòng của mình,”
Về sau thì Jeffrey Zirlin cũng chia sẻ thêm về địa chỉ sinh sống của mình, nhưng cũng yêu cầu cánh báo chí không công khai thông tin bởi vì sự an toàn tính mạng của những người đồng nghiệp. “Chúng tôi không thể tiết lộ nơi ở của mình, cũng giống như Tổng thống không bao giờ công khai địa chỉ nhà của ông ấy vậy”, anh nói. "Chúng tôi giống như các nguyên thủ quốc gia".
Zirlin cũng cho biết rằng bản thân cảm thấy đồng cảm với những nhà đầu tư bị mất tiền vì thua lỗ, song cũng cho rằng việc giá trị của AXS lao dốc giống như một cách "thanh lọc thị trường".
Trước đó thì Sky Mavis đã từng phải cố gắng giải quyết những vấn đề nội bộ, bởi khi mà lợi nhuận thu được từ Axie Infinity càng ít thì nó càng khó để có thể thu hút được thêm người chơi mới, thậm chí là giá trị của các con thú cũng giảm mạnh.
Vào ngày 18/05 thì cả Zirlin và Larsen đã tổ chức một buổi nói chuyện với cộng đồng Axie Infinity trên Twitch về vấn đề trò chơi gặp phải sự cố hacker thâm nhập. Công ty cho biết họ đã huy động được một số tiền lên đến 150 triệu USD để hoàn trả cho những nạn nhân bị hacker "ghé thăm" đồng thời xây dwungj lại hệ thống của trò chơi. Tuy nhiên sau 2 tháng thì trò chơi này chẳng có gì thay đổi cả.
Trong một tuyên bố mới nhất của một chuyên gia blockchain tại Horizen Labs - ông Jonathan Teplitsky - đã cho biết rằng những trò chơi play to earn nổi lên nhờ vào sự cường điiện và tính đầu cơ mang về những rủi ro vô cùng lớn. Ông cũng chia sẻ thêm rằng:"Axie Infinity, nếu muốn chiến thắng cú sập thị trường tiếp theo, phải xây dựng được một thế giới không phụ thuộc vào tâm trạng của thị trường".