Đạo diễn God of War Ragnarok giải thích lý do Kratos không cầm búa của Thor

Mặc dù việc chứng kiến Kratos sử dụng búa thần Mjolnir trong God of War Ragnarok chắc chắn sẽ khiến nhiều người phấn khích, nhưng đạo diễn trò chơi có lý do ngăn cản anh ta làm điều đó

Kể từ khi ra mắt chính thức vào đầu tháng 11 đến nay, God of War Ragnarok đã mang lại cho Sony Santa Monica một thành công rực rỡ khác, khi đáp ứng sự kì vọng mà phần game năm 2018 đặt ra trước đó. Game tiếp tục câu chuyện của Kratos và con trai Atreus, khi cả hai bắt đầu một hành trình không thể nào quên băng qua chín Cõi khác nhau, nhằm tìm kiếm những câu trả lời trước khi sự kiện Ragnarok diễn ra. Kratos một lần nữa sử dụng cây rìu Leviathan và cặp đao Blades of Chaos đáng tin cậy của mình, cùng món vũ khí thứ ba được mở khóa ở chương cuối game.

Đạo diễn God of War Ragnarok giải thích lý do Kratos không cầm búa của Thor
Rìu Leviathan và Song Đao Blades of Chaos

Xem thêm: Cộng đồng hâm mộ God of War mong muốn phần tiếp theo tập trung vào thần thoại Aztec và Maya

Tuy vậy, món vũ khí thứ ba này không phải cây búa thần Mjolnir như những gì mà nhiều người hâm mộ mong chờ được nhìn thấy. Chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn với trang IGN, đạo diễn trò chơi, ông Eric Williams, đã có những tiết lộ chi tiết về tiến trình đưa ra quyết định cho kho vũ khí của Kratos. Màn chạm trán giữa Kratos và Thor đã được hé lộ khá nhiều, và Mjolnir có lẽ là một trong những món vũ khí nổi tiếng nhất trong thần thoại Bắc Âu. Nhưng với cá nhân Williams, ông muốn một thứ vũ khí nằm ngoài kì vọng, và đại diện cho đặc điểm "tướng quân" của Kratos, do đó nhà làm game đã chọn Ngọn Giáo Draupnir.

Đạo diễn God of War Ragnarok giải thích lý do Kratos không cầm búa của Thor 2
Ngọn Giáo Draupnir

Món vũ khí này cũng được thiết kế để trở thành đối trọng với Mjolnir của Thor, và Williams gọi cả hai là "những vũ khí thiện và ác". Williams giải thích thêm rằng vũ khí phản ánh suy nghĩ của hai nhân vật. Thor tàn sát tộc Khổng lồ Băng với Mjolnir trong cơn thèm khát chiến đấu điên cuồng, còn Ngọn giáo Draupnir của Kratos yêu cầu sự chính xác, và thể hiện cho "ý chí của anh ta với tư cách là một vị tướng với tư duy chiến thuật". Williams cảm thấy Mjolnir là một vũ khí quá rõ ràng với Kratos, và Ngọn giáo Draupnir sẽ đại diện tốt hơn cho nhân vật này trong "chiến dịch kết thúc mọi thứ".

Đạo diễn God of War Ragnarok giải thích lý do Kratos không cầm búa của Thor 3
Đạo diễn Eric Williams

Xem thêm: PETA lên tiếng đòi bình đẳng cho con sói Garm trong God of War Ragnarok

Hệ thống chiến đấu trong God of War Ragnarok vốn rất ấn tượng, và mặc dù Mjolnir có thể trở thành sự bổ sung đáng giá cho kho vũ khí của Kratos, nó lại không phù hợp với chương truyện về nhân vật theo logic của Williams. Chương truyện ở Bắc Âu đã biến đổi Kratos từ một phản anh hùng tàn bạo khát máu thành một nhân vật chính có chiều sâu thực sự. Việc để người chiến binh Spartan này cầm Mjolnir rất có thể là một bước lùi, và quyết định của đạo diễn Williams càng cho thấy sự cống hiến và quan tâm mà Sony Santa Monica thể hiện với thương hiệu God of War này.

Đạo diễn God of War Ragnarok giải thích lý do Kratos không cầm búa của Thor 4

God of War Ragnarok hiện đang phát hành trên PS4 và PS5.

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Hai bom tấn anime isekai xác nhận ra mắt mùa 2 trong năm 2025: “Đệ Thất Hoàng Tử” và “Ẩm Thực Dã Ngoại Tại Dị Giới”

Hai bom tấn anime isekai xác nhận ra mắt mùa 2 trong năm 2025: “Đệ Thất Hoàng Tử” và “Ẩm Thực Dã Ngoại Tại Dị Giới”

hoanlagvnDũng Nhỏ TT

Năm 2025 tiếp tục là năm bùng nổ của dòng anime isekai (xuyên không) khi hai cái tên đình đám là “Chuyển Sinh Thành Đệ Thất Hoàng Tử, Tôi Quyết Định Trau Dồi Ma Thuật” và “Ẩm Thực Dã Ngoại Tại Dị Giới Với Kỹ Năng Không Tưởng” đồng loạt xác nhận sẽ trở lại với mùa 2 cùng loạt thông tin mới khiến fan háo hức.

Giải trí
Văn Hóa Hầu Gái Ở Nhật Bản Là Gì? Nét Văn Hóa Đặc Sắc Từ Xứ Sở Anh Đào

Văn Hóa Hầu Gái Ở Nhật Bản Là Gì? Nét Văn Hóa Đặc Sắc Từ Xứ Sở Anh Đào

hoanlagvnDũng Nhỏ TT

Trang phục “hầu gái” không chỉ là biểu tượng trong các quán cà phê cosplay ở Nhật Bản mà còn là một hiện tượng văn hóa đặc sắc, mang theo lịch sử hình thành và phát triển kéo dài hơn một thế kỷ. Họa sĩ Ray Tatsumi, người có nhiều năm nghiên cứu về lĩnh vực này, đã công bố biểu đồ chi tiết nguồn gốc và sự biến đổi của trang phục hầu gái từ thế kỷ 19 đến nay.

Giải trí
Lên đầu trang