Sekiro: Shadows Die Twice và Nioh 2 có rất nhiều điểm chung, nhưng nếu phải đưa ra lựa chọn, liệu đâu sẽ là tựa game Soulslike lấy bối cảnh Nhật Bản thời Chiến Quốc hay hơn?
Sekiro: Shadows Die Twice và Nioh 2 là hai tựa game mang phong cách Soulslike, tập trung vào lối chơi đầy thách thức và kĩ năng của người chơi, đồng thời đều lấy bối cảnh Xuân thu Chiến quốc Thế kỷ 16 ở Nhật Bản, một thời kỳ xuất hiện vô số anh hùng, phản diện và những cuộc chiến tranh. Đồng thời, cả hai đều có những màn chơi đẹp mắt để khám phá, bí mật để tìm kiếm, và những con trùm khó nhằn phải vượt qua. Với nhiều nét tương đồng như vậy, rất khó để xác định tựa game nào hay hơn, và cách duy nhất có lẽ là phân tích xem cả hai giống/khác nhau điều gì.
Những lợi thế của Nioh 2
Là phần tiền truyện của tựa game Nioh năm 2017, Nioh 2 không khác mấy so với công thức từ người tiền nhiệm. Người chơi sẽ vào vai Hide, một linh hồn bán Yokai (Bán quỷ) được biết đến với tên gọi Shiftling, trong giai đoạn Chiến quốc Nhật Bản. Khi xảy ra chiến tranh giữa các Lãnh chúa trên nước Nhật, người chơi sẽ chiến đấu chống lại con người bình thường lẫn các Yokai thù địch. Một trong những khác biệt lớn nhất của Nioh 2 so với Sekiro là việc nhặt đồ và hệ thống tiến trình. Xuyên suốt game, người chơi không chỉ học những kĩ thuật mới, mà còn có thể sở hữu vũ khí, giáp trụ mới. Sự đa dạng của vũ khí mang đến sự đa dạng cho phong cách chơi khác nhau, tùy thuộc vào sở thích người chơi.
Mỗi nhân vật có thể mang hai vũ khí cùng lúc, và có thể tự do chuyển đổi qua lại, và điều này thực sự giúp cho lối chơi luôn mới mẻ, khác với Sekiro chỉ sử dụng chủ yếu là một thanh katana và cánh tay giả. Điểm vượt trội thứ hai của Nioh là lối chơi co-op. Cách tiếp cận lối chơi co-op của From Software trong các seri game họ phát triển luôn là một tính năng gây tranh cãi. Cả Dark Souls lẫn Bloodborne đều không khuyến khích lối chơi này, mà chủ yếu vẫn là các rào cản để người chơi vượt qua. Nioh 2 không chỉ cho phép thực hiện các nhiệm vụ theo hình thức co-op 3 người chơi, miễn là người chơi được mời đã hoàn thành màn đó, mà còn cho phép người chơi quay trở lại và lặp lại các màn chơi mình thích theo đội, điều mà chắc chắn Sekiro không có định hướng phát triển theo.
Những lợi thế của Sekiro
Khi Chủ tịch hãng From Software, ông Hidetaka Miyazaki quyết định thực hiện Sekiro, ông muốn tách biệt ra khỏi công thức Souls-like kinh điển của hãng từ trước đến nay. Kết quả là Sekiro chuyển hướng tập trung từ nhặt đồ, tùy chỉnh nhân vật và khả năng ghi điểm sang lối chơi bí mật, khám phá và những trận đấu trùm. Sekiro cũng có sự tập trung lớn hơn vào các nhân vật và câu chuyện của từng cá nhân. Chính sự lựa chọn này đã giúp Sekiro nổi bật hơn Nioh 2. Trong khi nhân vật chính của Nioh 2 khá "vô hồn", nhân vật Sói trong Sekiro tỏ ra ấn tượng hơn với tính cách, câu chuyện nền và mục tiêu của riêng anh.
Điều này đã trở thành mối liên kết giúp thu hút người chơi vào cốt truyện, khiến họ cảm thấy giống như mình đang thực sự tham gia hơn là một người quan sát. Lợi thế lớn khác của Sekiro nằm ở lối chơi và độ đánh bóng của nó. From Software là hãng đứng đầu trong việc tạo ra những tựa game thuộc thể loại Souls vì họ là đơn vị tạo ra nó - và họ đã thể hiện điều đó thông qua Sekiro. Lối chơi mượt mà, tốc độ cao và hấp dẫn, với vừa đủ độ khó khiến cho mỗi chiến thắng thêm phần đặc biệt. Trên hết, tựa game này có một mức độ đánh bóng trong hình ảnh, âm nhạc và môi trường xung quanh, góp phần giúp giữ chân người chơi.
Kết luận cuối cùng
From Software đã chơi một canh bạc với Sekiro: Shadows Die Twice, khi rời khỏi công thức phổ biến mà họ tạo ra lần đầu tiên với Demon's Souls. Kết quả là họ giành được thắng lợi khi Sekiro không chỉ là tựa game samurai Soulslike hay nhất, nhưng đồng thời cũng là một trong những game Soulslike hay nhất trên thị trường. Sự tập trung vào nhân vật, sự tự do trong di chuyển, và thuần túy về mặt lối chơi đều khiến Sekiro tỏ ra trên cơ với các đối thủ của mình.
Nhưng không một điều nào nói trên chống lại Nioh 2, và nó vẫn là một tựa game Soulslike xuất sắc của riêng mình. Chiều sâu và sự đa dạng của nó che phủ sự đơn giản hóa trong hệ thống của Sekiro, nhưng có lẽ không phải luôn là lợi thế của Nioh 2. Sự phức tạp có thể trở nên quá sức với một vài người chơi, đặc biệt là khi đang mắc vào những trận đấu khó nhằn theo phong cách Soulslike, và Sekiro đã nắm bắt được điều đó. Tóm lại, mỗi game đều thể hiện được những điểm nhấn của riêng mình, do đó việc lựa chọn game samurai Soulslike hay nhất có lẽ nằm ở góc nhìn của mỗi người chơi mà thôi.