Sifu mang đến cho người chơi một cách mở khóa đoạn kết đúng nghĩa vô cùng độc đáo, và tùy chọn tha thứ cho những con trùm trong game sẽ là một tiền đề đáng được phát triển ở những tựa game khác
Sifu, tựa game mới nhất của hãng Sloclap đã mang đến rất nhiều điều thú vị cho thế giới game, góp phần khiến cho giới phê bình không tiếc lời khen ngợi nó. Với lối chơi đầy thách thức nhưng công bằng, người chơi hoàn toàn có thể trở thành bậc thầy của nghệ thuật phản đòn nếu dành đủ thời gian và sự luyện tập. Lối thiết kế màn chơi tưởng tưởng game thủ cho việc liên tục quay trở lại và khám phá, đồng thời cơ chế già đi là một yếu tố roguelite cực kì độc đáo. Tuy vậy, vẫn còn một yếu tố của Sifu mà có vẻ như ít ai quan tâm đến, chính là việc tha cho những con trùm.
Điều này vốn dùng để mở cái kết đúng nghĩa của trò chơi, khi người chơi quay lại các màn cũ và đánh bại những con trùm một lần nữa, nhưng lúc này phải để chúng sống. Tùy chọn này làm nổi bật lên lý do vì sao hầu hết những con trùm đều không hoàn toàn xấu xa, với một số thậm chí còn hữu ích cho cộng đồng. Rất nhiều các tựa game sở hữu những con trùm với câu chuyện nền đau lòng và động cơ phức tạp, nên việc để người chơi có một tùy chọn quay trở lại các trận chiến đó và thay đổi số phận của chúng sẽ là một tùy chọn thú vị.
Cho dù là nó được dùng để mở một cái kết đúng nghĩa giống như trong Sifu, hay chỉ đơn thuần là cung cấp một hướng nhìn khác biệt về những sự kiện lớn, việc tha cho những con trùm là điều nên được tái hiện. Trong suốt chiều dài lịch sử các trò chơi điện tử, có vô số những hoàn cảnh người chơi không muốn ra tay với một con trùm nào đó, đặc biệt sau khi tìm hiểu rõ hơn về chúng. Seri Metal Gear Solid chắc hẳn là ví dụ kinh điển cho điều này, khi thương hiệu nổi tiếng này đầy rẫy những nhân vật chưa bao giờ là phản diện đúng nghĩa.
Trong khi câu chuyện được xây dựng quanh việc Snake trở thành công cụ bị thao túng bởi chính phủ, một tùy chọn tha thứ cho những nhân vật cụ thể sẽ rất thú vị. Mặc dù để cho những người như The Boss sống sót sẽ đòi hỏi phải có một hướng tiếp cận khác với chính truyện, nhưng chắc chắn sẽ rất thú vị để xem điều gì xảy ra nếu cô ta được sống ở một cái kết phụ. Mặc khác, BB Corps của Metal Gear Solid 4 đầy rẫy những nhân vật với các câu chuyện nền đau buồn, và Snake có thể cứu họ để họ nhận được sự hỗ trợ cần thiết, mà không nằm ngoài cốt truyện chính của game.
BB Corps của Metal Gear Solid 4
Một tựa game khác có thể áp dụng cơ chế tha mạng này chính là Shadow of the Colossus, với nội dung xoay quanh sự thật rằng người chơi bị lừa vào việc ra tay tiêu diệt những sinh vật vô hại. Sau khi chứng kiến cái kết gốc, việc quay lại chơi một lần nữa và tìm ra cách để tránh giết chóc sẽ tạo nên một sự thay đổi nhịp độ đáng nhớ. Nó cũng có thể dẫn đến một cái kết tốt đẹp hơn cho Wander dù không phải cốt truyện chính thống. Những con trùm đầy bi kịch trong Soulsborne như Great Grey Wolf Sif cũng là một ví dụ khác về tình huống mà người chơi sẽ thích việc tha mạng hơn.
Tuy vậy, cần phải xác định rõ rằng việc để tính năng này có sẵn ngay từ đầu sẽ là một bước đi sai lầm. Việc buộc người chơi phải xuống tay với The Boss, Colossi và Great Grey Wolf Sif đã khiến cho những tựa game đó trở nên đáng nhớ. Việc mất đi những khoảnh khắc đầy cảm xúc sau khi kết thúc trận chiến sẽ là một điều khá tệ, do đó trong lần chơi đầu, người chơi nên bị buộc phải trải nghiệm theo cốt truyện đã định. Nhưng khi hoàn thành, người chơi có thể có tùy chọn tha cho kẻ thù giống như trong Sifu. Điều này sẽ khuyến khích game thủ chơi lại những tựa game mình yêu thích, ngay cả khi được báo rằng hướng đi đó không phải là cái kết chính thống.
Sifu hiện đang phát hành trên PC, PS4 và PS5