Tác hại của việc nhìn màn hình điện thoại, máy tính quá nhiều và cách phòng tránh tốt nhất

Việc nhìn quá nhiều vào màn hình sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người dùng các thiết bị điện tử

Con người đang phải sống trong một thế giới mà những chiếc màn hình điện tử gần như thống trị hoàn toàn. Thậm chí theo một thống kê gần đây nhất cho biết một người dành nhiều hơn 7 giờ đồng hồ để làm việc trên màn hình máy tính, xem TV hay nhìn vào màn hình của điện thoại, máy tính bảng.

Những thiết bị điện tử này đã phần nào khiến cho cách con người giao tiếp với nhau thay đổi, nhưng liệu nó có gây bất kì ảnh hưởng nào đến sức khỏe, cơ thể hay não bộ của chúng ta hay không?

Tác hại của việc nhìn màn hình điện thoại, máy tính quá nhiều và cách phòng tránh tốt nhất

Có thể thấy được rằng việc nhìn quá nhiều vào màn hình máy tính, điện thoại đó là khiến cho mắt của người dùng chịu ảnh hưởng đầu tiên với tác hại đáng chú ý nhất đó chính là cận thị. Việc nhìn vào màn hình quá nhiêu cũng có thể gây ra những ảnh hưởng liên quan đến xương khớp cổ và những hậu quả chưa rõ khác liên quan đến sức khỏe của não bộ, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.

Vậy làm thế nào để có thể phòng tránh được những tác hại từ màn hình máy tính gây ra cho bạn, dưới đây là một số mẹo quan trọng mà mọi người nên áp dụng để có một sức khỏe tốt trong môi trường nhìn vào mà hình quá nhiều.

Quy tắc 20 - 20 - 20

Tác hại của việc nhìn màn hình điện thoại, máy tính quá nhiều và cách phòng tránh tốt nhất 2

Đây là một quy tắc nhằm giải thiếu nguy cơ mắc chứng cận thị và hội chứng "nhìn vào máy tính". Nguyên tắc này có thể được áp dụng bằng cách cứ mỗi 20 phút nhìn vào màn hình thì bạn sẽ dành 20 giây để nhìn một thứ ở xa cách bạn khoảng 20 feet (tướng đương 6 mét).

Quy tắc Harmon

Tác hại của việc nhìn màn hình điện thoại, máy tính quá nhiều và cách phòng tránh tốt nhất 3

Quy tắc này để tính khoảng cách tối ưu nhất dành cho những thường xuyên sử dụng màn hình điện thoại, máy tính hoặc máy tính bảng. Cụ thể thì khoảng cách từ mắt tới màn hình nên hơn hoặc bằng khoảng cách Harmon (tính từ khủy tay đến đốt ngón tay giữa nắm đấm của bạn).

Những khuyến cáo dành cho trẻ em khi sử dụng màn hình điện tử

Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) cho biết những trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi không nên tiếp xúc với bất kì thiết bị điện tử nào cả, vì nó có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với khả năng phát triển của trẻ nhỏ.

Trẻ em từ 1-2 tuổi cũng không nên sử dụng những thiết bị điển tử, đối với trẻ em 2 tuổi có thể bắt đầu sử dụng chúng, nhưng trong một khoảng thời gian không quá 1 tiếng mỗi ngày và càng ít càng tốt. Giới hạn tương tự cũng nên được thiết lập với trẻ em từ 3-4 tuổi.

Tác hại của việc nhìn màn hình điện thoại, máy tính quá nhiều và cách phòng tránh tốt nhất 4

Các bác sĩ cũng cho biết rằng ngoài thời gian sử dụng ra thì những bậc phụ huynh cũng nên chú ý đến thời gian nghỉ ngơi khi sử dụng màn hình điện tử của trẻ em bao gồm:

Trẻ mẫu giáo không nên sử dụng hoặc nhìn vào màn hình liên tục quá 5 phút

Trẻ em trong độ tuổi đến trường không nên nhìn vào màn hình quá 10 phút 1 lần

Thanh niên và người lớn cũng không nên nhìn vào màn hình quá 20 phút một lần

Trong một số thời điểm thì người lớn cũng nên theo dõi khả năng tập trung của những đứa trẻ sau khi sử dụng những thiết bị điện tử. Ví dụ điển hình đó là sau khi trẻ đặt ipad xuống mà vẫn có biểu hiện vương vấn, bị mất tập trung hay phân tâm khi trả lời bất kì đâu hỏi này thì bạn nên giới hạn lại thời gian sử dụng thiết bị của chúng.

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Ả Rập Xê Út "chơi lớn" với công viên Dragon Ball tỷ lệ thực đầu tiên và duy nhất trên thế giới

Ả Rập Xê Út "chơi lớn" với công viên Dragon Ball tỷ lệ thực đầu tiên và duy nhất trên thế giới

hoanlagvnDũng Nhỏ

Năm 2024 mang đến nhiều cảm xúc trái chiều cho người hâm mộ Dragon Ball toàn cầu. Niềm vui khi manga trở lại, anime công bố phần mới sau 6 năm chờ đợi, xen lẫn nỗi buồn trước sự ra đi của tác giả Akira Toriyama.Tuy nhiên, dự án mới đây hứa hẹn sẽ khiến fan hâm mộ "vỡ òa" trong sự phấn khích.

Giải trí
Lên đầu trang