Fast & Furious: Khi dòng phim đua xe đường phố mở rộng quy mô

Vốn dĩ thương hiệu Fast & Furious được nhiều người biết đến với các cuộc đua xe trái phép trên đường phố, nhưng nay đã chuyển hướng gần như hoàn toàn sang hành động đua xe ở khắp các vùng địa hình khác nhau

Đã từng có một thời điểm những bộ phim Fast & Furious hoàn toàn chỉ nói về những cuộc đua xe đường phố, hơn là những phân đoạn hành động kinh phí lớn xuyên suốt các địa điểm mang tính biểu tượng của quốc tế. Phần phim đầu tiên, The Fast and the Furious, đã giới thiệu các nhân vật chính của thương hiệu là Dominic Toretto (Vin Diesel) và Brian O'Conner (Paul Walker) trong một đoạn đua xe giữa các nhóm buôn thuốc phiện thế giới ngầm. Tiền đề này được khai thác và phát triển xuyên suốt ba phần sau, 2 Fast 2 Furious, The Fast and the Furious: Tokyo Drift Fast & Furious. Mặc dù ban đầu các phần phim sau tập trung vào những nhân vật chính khác nhau, cuối cùng một dàn nhân vật chính đã được hình thành. Toretto và O'Conner đã trở thành những người dẫn dắt thương hiệu, bên cạnh Letty Oritz (Michelle Rodriguez), Roman Pearce (Tyrese Gibson) và Tej Parker (Ludacris).

Fast & Furious: Khi dòng phim đua xe đường phố mở rộng quy mô

Càng về sau, các bộ phim Fast & Furious tập trung nhiều hơn vào mối quan hệ gia đình giữa những con người không cùng dòng máu. Kể cả những nhân vật có tính đối lập như Luke Hobbs (Dwayne Johnson) hay phản diện hoàn toàn như Deckard Shaw (Jason Statham) cuối cùng cũng trở thành đồng minh. Những mối liên hệ gắn bó chặt chẽ này trong các phần phim sau đã được nhấn mạnh hơn trong những pha hành động quy mô lớn thay vì đua xe đường phố, một sự đối ngược hoàn toàn với những chuyến phiêu lưu thực tế của Fast & Furious thời gian đầu. Cho dù mục tiêu lớn nhất trong bộ phim đầu tiên là trộm một chiếc xe tải chứa các đoạn băng VCR, trailer của Fast & Furious 9 cho thấy Dom và băng của anh phải đối mặt với một chiếc máy bay nam châm, và xe hơi gắn tên lửa trên nóc.

Fast & Furious: Khi dòng phim đua xe đường phố mở rộng quy mô 2

Điều đó mặc dù không còn lạ gì so với thương hiệu này kể từ sau khi Fast Five chuyển hướng sang phong cách của các bộ phim cướp nhà băng hơn là đua xe đường phố truyền thống. Điều này được thực hiện nhằm "nâng tầm" thương hiệu lên từ văn hóa xe hơi, và hướng đến hành động nhiều hơn. Vào năm 2011, ông Adam Fogelson, chủ tịch Universal Pictures đã chia sẻ rất nhiều với trang Deadline về điều này. Theo ông, "Câu hỏi được đặt vào Fast Five là ... liệu chúng ta có thể mang nó ra khỏi hướng đi của một bộ phim về văn hóa xe hơi thuần túy để trở thành một thương hiệu hành động đích thực hay không ... nếu những bộ phim này vẫn nói về đua xe đường phố, có lẽ sẽ có một giới hạn số người muốn mua vé xem chúng." Dựa trên thực tế doanh thu Fast Five gần như gấp đôi những gì Fast & Furious thu về hai năm trước đó, Universal biết họ đã đưa ra chọn lựa đúng.

Fast & Furious: Khi dòng phim đua xe đường phố mở rộng quy mô 3

Kể từ đó, doanh thu phòng vé không ngừng tăng cho đến khi đạt đỉnh với Furious 7 năm 2015 (hơn 1,5 tỷ đô-la). Ngay cả The Fate of the Furious cũng đã thu về 1,2 tỷ đô-la, và phần spin-off mới nhất là Hobb & Shaw cũng đạt được gần 760 triệu đô-la, vẫn cao hơn doanh thu toàn cầu của Fast Five. Những cuộc đua xe đường phố đã mở ra kỷ nguyên này của thương hiệu, nhưng để đạt được một tầm vóc cao hơn, Fast & Furious phải mở rộng thị hiếu sang những tín đồ của phim hành động. Việc The Fate of the Furious mở đầu với cảnh Dom tham gia cuộc đua đường phố ở Havana cho thấy dòng phim này chưa hoàn toàn loại bỏ đi những gì đã xây dựng nên danh tiếng cho nó. Nhưng để thu hút lượng khán giả đông đảo hơn, Fast & Furious không còn có thể tập trung hoàn toàn vào câu chuyện đua xe nữa, với các câu chuyện mang tính trộm cướp và gián điệp giờ đây đã hiện diện nhiều hơn trong cuộc đời của Dominc Toretto và các thành viên trong gia đình.

Fast & Furious: Khi dòng phim đua xe đường phố mở rộng quy mô 4

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Lên đầu trang