Elon Musk mua thành công Twitter với giá 44 tỷ USD
Với giá 44 tỷ USD, nền tảng mạng xã hội có hàng triệu người dùng đã bị Elon Musk thâu tóm.
Trước đó, Elon Musk đã chi 3 tỷ USD cổ phiếu của Twitter để trở thành cổ đông lớn nhất của công ty này. Công ty thông báo Musk sẽ đảm nhận một ghế trong hội đồng quản trị của mình, nhưng trong vòng một tuần, kế hoạch đó đã được làm sáng tỏ và Musk thông báo không đảm nhận chiếc vị trí này.
Sau một tuần đầy biến động, Giám đốc điều hành Twitter Parag Agrawal thông báo rằng Musk đã từ chối ghế hội đồng quản trị, điều này đã đồng nghĩa Elon Musk chỉ được sở hữu 14,9% cổ phần, không thể nắm kiểm soát Twitter trong nhiệm kỳ của mình.
Xem thêm: Elon Musk đưa ra lời đề nghị "mua đứt" Twitter với giá 41 tỷ USD
Không lâu sau vụ drama khi Elon Musk đề nghị mua 100% cổ phần của Twitter với giá 54,20 USD mỗi cổ phiếu, tương đương khoảng 43 tỷ USD. Ban giám đốc Twitter đã sử dụng chiến lược ngăn chặn thâu tóm, được biết đến với tên gọi "viên thuốc độc", để đẩy lùi mọi nỗ lực của Elon Musk.
Vào ngày 25 tháng 4, tất cả đã kết thúc. Twitter đã chấp nhận lời đề nghị mua lại công ty của Elon Musk với giá 44 tỷ USD.
Trước khi Musk tiết lộ cổ phần của mình trên Twitter vào tháng 4, cổ phiếu của công ty đã giảm khoảng 10% kể từ khi Parag Agrawal tiếp quản người sáng lập Twitter Jack Dorsey làm Giám đốc điều hành vào cuối tháng 11.
Musk, người đã lãnh đạo Tesla, SpaceX, The Boring Company và Neuralink, là một trong những người dùng nổi bật nhất Twitter, với một lượng lớn viewer. Musk nêu ra ý kiến của mình:
"Tự do ngôn luận là nền tảng của nền dân chủ, và Twitter là quảng trường thành phố kỹ thuật số, nơi các vấn đề quan trọng đối với tương lai của nhân loại được tranh luận".
Xem thêm: Mua 3 tỷ USD cổ phiếu nhưng Elon Musk quyết định không tham gia bộ máy điều hành Twitter
Một tháng gần đây, Elon Musk nhiều lần nhấn mạnh mục tiêu "mở khóa tiềm năng phi thường" của Twitter. Trong tuyên bố mới nhất, Musk sẽ "làm cho Twitter tốt hơn bao giờ hết bằng cách nâng cao sản phẩm với các tính năng mới, biến các thuật toán thành mã nguồn mở để tăng độ tin cậy, đánh bại chương trình thư rác và xác thực con người".
Với những tuyên bố trên, một số chuyên gia lo ngại CEO mới của Twitter có thể làm cản trở nổ lực của nền tảng này trong việc kiểm soát nội dung.
Bài cùng chuyên mục