Một tác giả thu về hàng trăm triệu đồng từ việc sử dụng AI để viết sách

Tim Boucher đã sử dụng công cụ AI, bao gồm ChatGPT và MidjTHER để viết hơn 97 cuốn sách trong vòng chưa đầy 1 năm.

Tác giả khoa học viễn tưởng, Tim Boucher đã viết 97 cuốn sách giả tưởng chỉ trong 9 tháng với sự trợ giúp của AI.

Theo Newsweek, Boucher tiết lộ đã sử dụng ChatGPT và Claude để tạo ra ý tưởng và viết nội dung, sau đó dùng trình tạo hình ảnh AI MidjTHER để vẽ minh họa các cuốn sách. 

Một tác giả thu về hàng trăm triệu đồng từ việc sử dụng AI để viết sách

Xem thêm: Hơn 200 quyển sách, truyện viết bởi AI tràn ngập trên ứng dụng đọc sách Amazon Kindle

Những bộ sách của Boucher dài từ 2.000 đến 5.000 từ và có 40 đến 140 hình ảnh do AI tạo ra. Nhờ các công cụ AI, mỗi cuốn sách của Boucher chỉ mất khoảng 6 đến 8 tiếng để tạo ra, thậm chỉ có những tác phẩm chỉ được tạo ra trong vòng 3 tiếng. Mỗi cuốn sách được AI tạo ra được tác giả đăng bán trực tuyến với giá từ 1,99 USD đến 3,99 USD.

Một tác giả thu về hàng trăm triệu đồng từ việc sử dụng AI để viết sách

Theo tác giả, với các công cụ AI hiện tạo ông có thể tạo ra ít nhất 1.000 cuốn sách vô cùng dễ dàng."AI đã chứng tỏ là một công cụ đáng chú ý cho công việc sáng tạo của tôi. Nó cho phép tôi tăng năng suất, trong khi vẫn duy trì chất lượng ổn định và cho phép tôi đi sâu vào việc xây dựng thế giới phức tạp với hiệu quả mà tôi không bao giờ đạt được." Boucher chia sẻ.

Sách do AI tạo ra đã tràn ngập thị trường trong những tháng gần đây. Vào tháng 2, ChatGPT được cho là tác giả của hơn 200 cuốn sách trên ứng dụng đọc sách Amazon Kindle. Hầu hết các cuốn sách trên đều dành cho trẻ em với những hình ảnh hoạt hình, viễn tưởng.

Một tác giả thu về hàng trăm triệu đồng từ việc sử dụng AI để viết sách

Ammaar Reshi, giám đốc thiết kế sản phẩm tại một công ty công nghệ tài chính có trụ sở tại San Francisco, cho biết ông đã sử dụng ChatGPT và Midjourney để viết và vẽ nên một cuốn sách dành cho trẻ em chỉ trong 72 giờ.

Cuốn sách của Reshi, "Alice và Sparkle," đã lan truyền trên Twitter sau khi vấp phải phản ứng dữ dội từ giới sáng tạo. Một số người khó chịu về cách trình tạo hình ảnh AI sử dụng tác phẩm của họ, trong khi những người khác đặt vấn đề với chất lượng nội dung sách do AI tạo ra.

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Họa sĩ Kill la Kill Sushio “mắc bẫy” chính trị cực hữu: Lời xin lỗi muộn màng giữa làn sóng phản đối dữ dội

Họa sĩ Kill la Kill Sushio “mắc bẫy” chính trị cực hữu: Lời xin lỗi muộn màng giữa làn sóng phản đối dữ dội

hoanlagvnDũng Nhỏ TT

Mới đây, Toshio Ishizaki (Sushio) – họa sĩ thiết kế nhân vật của anime nổi tiếng Kill la Kill đã vấp phải làn sóng phản ứng dữ dội sau khi bày tỏ sự ủng hộ công khai dành cho một chính trị gia Nhật Bản mang tư tưởng cực hữu và bài ngoại. Sự việc nhanh chóng lan rộng, gây tranh cãi sâu sắc trong cộng đồng mạng và khiến anh phải lên tiếng xin lỗi công khai.

Giải trí
Lên đầu trang