Game lậu là gì ? Tại sao những game đó lại được gọi là game lậu theo pháp luật của Việt Nam

Bằng việc VTV đã ra chỉ thị loại bỏ gần 40 tựa game lậu thì liệu bạn đã biết được Game Lậu là gì và định nghĩa đúng của nó theo pháp luật Việt Nam chưa.

Hiện nay cách vận dùng từ ngữ này chưa được đồng bộ giữa các cơ quan chức năng và người dùng cuối. Thì chiếu theo những gì mà Pháp Luật Việt Nam đã ban hành thì Game Lậu được hiểu là toàn bộ tất cả những trò chơi trực tuyến không có được giấy phép phê duyệt nội dung kịch bản G1 ở Việt Nam

Khái niệm game lậu, game được cấp phép và cái nhìn công bằng từ game thủ -  Cộng Đồng | Tin Game | 9Gate

Theo đó để có được giấy phép G1 1 tựa game cần phải đạt được các chuẩn sau 

 Có Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử còn thời hạn tối thiểu 01 năm;

- Nội dung, kịch bản trò chơi điện tử không vi phạm các quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 72/2013; không có các hình ảnh, âm thanh miêu tả cụ thể hành động giết người, tra tấn người, kích động bạo lực, thú tính, khiêu dâm, dung tục, trái với truyền thống đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc, xuyên tạc, phá hoại truyền thống lịch sử, vi phạm chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ, kích động tự tử, sử dụng ma túy, uống rượu, hút thuốc, đánh bạc, khủng bố, ngược đãi, xâm hại, buôn bán, phụ nữ, trẻ em và các hành vi có hại hoặc bị cấm khác;

- Trò chơi điện tử có kết quả phân loại theo độ tuổi phù hợp với nội dung, kịch bản trò chơi theo quy định như sau:

+ Trò chơi điện tử dành cho người lớn trên 18 tuổi được ký hiệu là 18 + là trò chơi có hoạt động đối kháng có sử dụng vũ khí; không có hoạt động, âm thanh, hình ảnh khiêu dâm.

+ Các loại trò chơi điện tử dành cho thiếu niên trên 12 tuổi được suy định là 12+ có cáchoạt động đối kháng, chiến đấu có sử dụng vũ khí nhưng không rõ nét, bạo lực, không có hình ảnh khiêu dâm, bạo lực.

+ Trò chơi điện tử đối với mọi đối tượng được ký hiệu là 00+ là trò chơi đơn giàn không chứa các hình ảnh vũ khí, bạo lực.

-  Có biện pháp quản lý thông tin tài khoản của người chơi đáp ứng yêu cầu sau đây:

 + Kết nối trực tiếp đồng bộ với hệ thống quản lý thông tin cá nhân của người chơi;

 + Kết nối trực tiếp đồng bộ với hệ thống thanh toán dịch vụ trò chơi chung của doanh nghiệp;

 + Lưu trữ đầy đủ, cập nhật liên tục, chính xác thông tin về quá trình sử dụng dịch vụ của người chơi bao gồm: tên tài khoản, thời gian sử dụng dịch vụ, các thông tin có liên quan đến việc sở hữu vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng của người chơi. 

Trong khi đó, game lậu theo cách hiểu của người dùng cuối là game private, chính xác hơn là server private không bản quyền của những game online chính chủ. Theo cách hiểu này, ví dụ coi Dota 2 là game lậu tuy không chính xác về mặt ngữ nghĩa với người dùng cuối, nhưng lại đúng theo cách hiểu dưới góc độ quản lý nhà nước, vì nhà phát hành của Dota 2 (tức Valve) chưa từng xin giấy phép phê duyệt nội dung kịch bản game G1 ở Việt Nam, dù đã hỗ trợ tiếng Việt từ năm 2018.

Ngoài khái niệm game lậu, nhiều khái niệm khác của ngành game cũng đang chưa được hiểu một cách đồng bộ giữa người chơi và cơ quan hữu trách. 

Khái niệm 'game lậu' nên hiểu thế nào cho đúng?
Đây cũng là game lậu dưới góc độ quản lý nhà nước về trò chơi trực tuyến

Lấy ví dụ, Steam là kho phân phối ứng dụng theo cách hiểu của dự thảo luật mới. Nhưng dưới góc độ người dùng, Steam có thể hiểu là nền tảng phân phối game và phần mềm, hỗ trợ các tính năng của mạng xã hội như livestream với diễn đàn và trò chuyện cá nhân. Đồng thời nó cũng là cổng game online của chính nhà phát hành Valve và là một nền tảng chia sẻ doanh thu với người dùng nhờ hỗ trợ giao dịch (trading cards) và thiết kế vật phẩm ảo (workshop). 

Theo tinh thần của dự thảo luật mới, các kho ứng dụng không được phân phối, hỗ trợ thanh toán cho các sản phẩm, dịch vụ vi phạm pháp luật. Cơ quan quản lý có quyền yêu cầu kho ứng dụng gỡ bỏ ứng dụng vi phạm pháp luật và trường hợp kho ứng dụng không tuân thủ quy định của pháp luật sẽ bị yêu cầu dừng hoạt động. 

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Lên đầu trang