Sau khi thắng kiện thì nhà phát triển của Destiny 2 cũng đã yêu cầu bồi thường một số tiền lên đến 300 tỷ đồng vì những thiệt hại mà chúng đã làm ra
Nếu như bạn chưa quên thì vào tháng 08/2021, nhà phát triển của Destiny 2 - Bungie đã đâm đơn kiện một chủ sở hữu của 3 tiên miền web bao gồm Veterancheats, LaviCheats và Elite Boss Tech. Nguyên do là người này đã tạo ra và cung cấp phần mềm gian lận dành riêng cho tựa game Destiny 2 ngay trên những trang web của mình.
Nội dung của đơn kiện bao gồm việc Bungie đã tố cáo những nhà lập trình viên đã viết nên những phần mềm gian lận rồi bán trên những trang web này và điều đó đã vi phạm luật bản quyền kỹ thuật số, lừa đảo, rửa tiền, và vi phạm đạo luật Lạm dụng và Lừa đảo thông qua máy tính.
Xem thêm: Bright Memory: Infinite - Bom tấn FPS làng game dù chỉ được phát triển bởi một người duy nhất
Cũng theo như những gì mà Bungie chia sẻ thì họ đã phải tiêu tốn rất nhiều tiền bạc và nhân lực nhằm tìm ra những cách để chống lại tình trạng gian lận đang diễn ra quá thường xuyên như hiện tại, để rồi khiến cho Destiny 2 mất đi môi trường chơi game bình đẵng giữa các game thủ với nhau.
Và sau một khoảng thời gian dài thì thẩm phán của vụ kiện này cũng đã đưa ra kết luận cuối cùng, đó là những người đứng đằng sau những trang web này đã vi phạm điều 1201, khoản a và b của bộ luật DMCA về chống gian lận. Những người này bị yêu cầu phải bồi thường cho nhà phát triển Bungie một số tiền 2.000 USD cho mỗi lần vi phạm của họ.
Thông qua những số liệu được tòa án thu thập được thì những phần mềm gian lận của Elite Boss Tech đã được tải xuống tổng cộng 6765 lần và mỗi lần tải sẽ được tính là một lần vi phạm riêng biệt. Điều này cũng đồng nghĩa với việc số tiền mà Elite Boss Tech phải bồi thường cho Bungie sẽ rơi vào khoảng 13.530.000 USD.
Elite Boss Tech cũng phải cam kết với tòa án và Bungie rằng trong tương lai họ sẽ không phát triển và phân phối bất kì một phần mềm gian lận nào đối với những sản phẩm của Bungie.
Xem thêm: Overwatch 2 hé lộ ngày mở cửa miễn phí, có thêm hero mới
Đây không phải là lần đầu tiên mà một nhà phát triển game có hành động gay gắt đối với một nhóm hacker đang có ý phá hoại những sản phẩm của mình. Những trường hợp khác có thể kể đến bao gồm Ubisoft, Activision và Riot Games cũng đang cố gắng truy quét những tổ chức ngầm đang viết những phần mềm gian lận, giúp cho những game thủ có nhu cầu có thể khiến cho những trò chơi này mất đi tính cân bằng vốn có của nó.