Game thủ kêu gọi Valve cần chấp nhận nhiều đơn vị tiền tệ hơn

Rất nhiều người dùng của nền tảng đã than phiền rằng Valve không đa dạng hóa các đơn vị tiền tệ có thể thanh toán được trên nền tảng này.

Mặc dù Steam - cửa hàng bán game của Valve đã giúp việc mua trò chơi trên PC dễ dàng hơn bao giờ hết đối với các game thủ trên toàn thế giới trong hơn 20 năm qua, nhưng một cuộc thảo luận trực tuyến mới cho thấy rằng các game thủ ở một số quốc gia đang cảm thấy thất vọng vì nền tảng này.

Steam 1

Mặc dù Steam đã đạt được rất nhiều những sự thành công và ngày càng tăng khi có nhiều người hơn khám phá ra niềm vui và sự tiện lợi mà nó mang lại, nhưng đó không phải là tất cả. Sau khi ra mắt vào năm 2003 như một cách để Valve có thể phát hành các trò chơi của họ trên một nền tảng thay vì bán lẻ như trước, càng ngày càng có nhiều người biết đến nền tảng này và bắt đầu sử dụng nó hơn. Khi mọi thứ ổn định, Valve bắt đầu thu hút các nhà phát triển khác bán trò chơi của họ trên Steam, cuối cùng biến nó trở thành nền tảng bán game phổ biến nhất ở thời điểm hiện tại.

Steam 2

Mới đây, một bài đăng trên Reddit của một người dùng tại Iraq đã bày tỏ sự thất vọng về việc Steam thiếu hỗ trợ cho đồng Dinar của quốc gia này đã trở thành một diễn đàn để game thủ ở nhiều quốc gia giải tỏa nỗi bức xúc về việc hạn chế tiền tệ của Valve. Người dùng này nói rằng mình phải mua game của Steam bằng đô la Mỹ, vì thế giá game sẽ tăng lên rất cao so với thực tế. Nhiều game thủ khác cũng rơi vào tình cảnh tương tự khi đơn vị tiền tệ của quốc gia họ lại không được Valve hỗ trợ.

Steam 3

Mặc dù Steam hỗ trợ tới hơn 40 loại tiền tệ khác nhau, nhưng ở các quốc gia không được hỗ trợ thường phải mua trò chơi bằng đô la Mỹ hoặc các loại tiền tệ được Valve hỗ trợ ở các nước láng giềng. Đây cũng là trường hợp của một người dùng tại Macedonia, với việc họ phải mua game bằng Euro và số tiền này tương đương với 1/3 tháng lương trung bình tại đất nước này. 

Steam 4

Ngay cả khi Valve đã trở thành một sự thống trị trong việc bán game, những bài đăng tương tự như thế này cho thấy rằng không phải bất cứ game thủ nào cũng được hưởng lợi như nhau từ phạm vi tiếp cận toàn cầu của Steam. Tùy thuộc vào nơi mà game thủ sinh sống, thì đó vẫn có thể là một nơi có giá game cao ngất ngưởng, mặc cho các đợt giảm giá lớn trên Steam được diễn ra trong năm.

Xem thêm: Lượng người chơi CS:GO ngày càng tăng mặc cho Valve không hề cập nhật game
Xem thêm: 
Top 3 trò chơi có thể chạy mượt trên Steam Deck mà không càn Valve phải hỗ trợ

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Webtoon Wind Breaker của Yongseok Jo chính thức bị hủy bỏ vì nghi vấn đạo tranh manga Nhật Bản

Webtoon Wind Breaker của Yongseok Jo chính thức bị hủy bỏ vì nghi vấn đạo tranh manga Nhật Bản

hoanlagvnDũng Nhỏ TT

Sau 12 năm phát triển và trở thành một trong những biểu tượng của nền tảng Naver Webtoon, Wind Breaker đã chính thức bị ngừng phát hành do nghi vấn đạo tranh từ các tác phẩm manga Nhật Bản. Tác giả Yongseok Jo thừa nhận những cảnh truyện có sự tương đồng quá mức với các manga nổi tiếng, đồng thời gửi lời xin lỗi đến độc giả.

Giải trí
Lên đầu trang