Bộ ba phim The Lord of the Rings của đạo diễn Peter Jackson sử dụng rất nhiều hiệu ứng giả tưởng, và đặc biệt nhất là khiến các diễn viên trưởng thành trông nhỏ như người Hobbit
Cuối tuần này, phần phim The Lord of the Rings: Fellowship of the Rings sẽ chính thức ra mắt trở lại tại các rạp phim Việt Nam. Nhân dịp chiếu lại này, LagVN sẽ mang đến cho các bạn đọc những thông tin bên lề hết sức thú vị liên quan tới quá trình thực hiện bộ ba siêu phẩm điện ảnh của Peter Jackson.
Xem thêm: Loạt phim The Lord of the Rings chính thức trở lại rạp chiếu sau 20 năm
Ra mắt từ 2001 đến 2013, loạt phim The Lord of the Rings đã để lại một di sản điện ảnh vẫn cực kì ấn tượng trong thể loại giả tưởng ngày nay. Thương hiệu này đại diện cho một thành tựu mang tính bước ngoặt trong thế giới hiệu ứng đặc biệt.
Trong số những trận chiến sử dụng CGI và cả việc tạo hình Gollum/Smeagol cho nam diễn viên Andy Serkis, một hiệu ứng vô cùng thú vị mà cộng đồng hâm mộ vẫn không ngừng thảo luận ngày nay chính là chiều cao của người Hobbit. Một trong những thách thức lớn nhất của đạo diễn Peter Jackson khi thực hiện Lord of the Rings chính là tái hiện lại các nhân vật Hobbit theo chiều cao đúng với những gì mô tả trong bộ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn J. R. R. Tolkien. Chủng tộc này không phải trẻ em, mà chỉ đơn thuần là nhỏ bằng một 1/4 kích thước người trưởng thành.
Dĩ nhiên Peter Jackson không thể tìm các diễn viên trẻ em vào vai này. Ông buộc phải tìm ra cách để dàn diễn viên thủ vai Hobbit trông nhỏ hơn những người còn lại. Và điều thú vị là Jackson đã làm được mà hầu như không dùng đến CGI. Thay vào đó, ông sử dụng kỹ thuật Phối cảnh Cưỡng bức (Forced Perspective), nhằm tạo ra ảo giác của một diễn viên trở nên nhỏ hơn người khác.
Điều này được hoàn thành bởi những đạo cụ kích thước khác nhau (ghế, ly, ...) và cẩn thận xác định vị trí của một nhân vật, như Frodo, sao cho tương quan với một nhân vật khác có kích thước thông thường, tạo ra ấn tượng rằng hai diễn viên có chiều cao tương đương nhau lại rất khác nhau.
Vì kỹ thuật Forced Perspective thường dựa vào những góc máy quay rất cụ thể, The Lord of the Rings phải dùng những phim trường di động có thể thay đổi đồng bộ với máy quay, nhằm duy trì góc nhìn trong suốt cảnh quay.
Trong những cảnh quay các nhân vật Hobbit không cần tương tác trực tiếp với những nhân vật cao lớn hơn, họ sẽ được ghi hình riêng, và ghép lại với nhau trong quá trình hậu kỳ. Cả hai phương pháp đều là những quy trình tốn nhiều thời gian và công sức, đòi hỏi tiến trình quay phim dài gấp đôi, hoặc phải xây dựng một phim trường phức tạp và cẩn thận.
Đến The Hobbit, Peter Jackson quyết định áp thêm một ít tính chất CGI vào. Thay vì quay những cảnh của người Hobbit riêng biệt, ông ghi hình đồng thời trên hai bộ ghi hình riêng biệt. Một nhân vật với một kích thước cụ thể sẽ ghi hình trên bộ ghi hình chính, còn đối tác có kích thước lớn hơn hoặc nhỏ hơn sẽ ghi hình cách đó một chút trên phông xanh, với hệ thống máy quay được lập trình để bắt chước nhau. Vì cảnh quay diễn ra song song, Jackson có thể chỉ đạo diễn suất dễ hơn, và diễn viên ghi hình bên phông xanh sau đó sẽ được thêm vào cảnh quay từ phông nền chính thông qua máy tính.
Xem thêm: The Lord of the Rings: The Rings of Power hút hơn 25 triệu người xem trong ngày đầu lên sóng
Nhìn chung, hiệu ứng hình ảnh người Hobbit trong The Lord of the Rings vô cùng liền mạch, và trở thành ví dụ hoàn hảo về Forced Perspective trong làm phim. Việc Jackson phải tìm một giải pháp nhanh hơn khi làm The Hobbit cũng là điều dễ hiểu - bộ phim bị "dí" deadline nhiều hơn. Điều này cũng tạo nên sự khác biệt tinh tế giữa hai bộ ba. Trong khi The Lord of the Rings mang đến cảm giác chân thực hơn, The Hobbit mang đến cảm nhận kỹ thuật số nhiều hơn. Dù sao thì, cả hai phương pháp đều đã mang lại những bộ phim chất lượng, và sẽ luôn được xem là ví dụ điển hình trong giới làm phim.